Cung điện Maimun
Cung điện Maimun là 1 trong 5 công trình có giá trị lịch sử nổi tiếng ở Indonesia được xây dựng vào thời kì Vương quốc Hồi giáo Deli. Đây là một trong những điểm đến được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất khi có dịp ghé thăm đất nước Indonesia xinh đẹp.
Công trình được xây dựng vào năm 1888, trên diện tích khoảng 2.772 m2 và gồm 30 phòng. Nơi đây không chỉ hấp dẫn di khách bởi giá trị lịch sử mà còn bởi thiết kế nội thất độc đáo ở bên trong – sự pha trộn giữa nhiều phong cách của Malaysia, Tây Ban Nha, Ấn Độ và Italia.
Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman
Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman ở trung tâm thành phố Banda Aceh là vùng đất duy nhất ở xứ sở vạn đảo Indonesia có quyền thực thi giáo pháp đạo Hồi trong hệ thống tư pháp: những người vi phạm giáo pháp đề sẽ bị xử phạt bằng cách đánh đòn trước đám đông. Ngoài ra, công trình này còn là nhân chứng thầm lặng của thảm họa sóng thần vào năm 2006.
Nhìn từ ngoài vào, Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman trông như 1 cung điện Hoàng gia mà không giống như những nhà thờ Hồi giáo khác trong khu vực, bởi đây là công trình do người Hà Lan xây dựng.
Bảo tháp Borobudur
Borobudur là bảo tháp tọa lạc ở quận Borobudur, miền Nam Magelang, trung tâm của đảo Java, nằm cách thành phố Yogyakarta 42 km về phía Bắc. Đây là quần thể kiến trúc độc đáo được xây dựng trên một ngọn đồi 27 m, với chiều cao của tháp là 32 m, gồm 9 tầng, 1.600.000 phiến đá được chạm trổ, 504 tượng Phật, 72 tháp hình quả chuông và 1.500 tháp hình tứ giác.
Công trình này là niềm tự hào của Indonesia và càng tự hào hơn khi nơi đây vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1991.
Hàng năm, có hàng chục nghìn người tới đây để chiêm bái thánh tích này.
Nhà thờ Hồi giáo Rahmatan Lil-Alamin
RahmatanLil-Alamin là nhà thờ Hồi giáo nằm ở Java Indramayu, phía Tây Indonesia. Công trình này được xây dựng bởi các trường đại học Al-Zaytun và là điểm đến không thể bỏ qua trong lịch trình tham quan Indonesia của bạn.
Nhìn từ ngoài vào, Nhà thờ Hồi giáo RahmatanLil-Alamin trông như một tòa thành kiên cố với 6 tầng lầu và có sức chứa hơn 100.000 người. Chính bởi vậy, RahmatanLil-Alamin luôn được chọn là nơi tổ chức các buổi lễ lớn của đất nước.
Nhà cổ Tongkonan
Toraja là tộc người bản địa thuộc ngữ hệ Nam Đảo định cư lâu đời tại khu vực phía Nam đảo Sulawesi với số dân khoảng 650.000 người, chủ yếu làm nghề nông, ngư nghiệp và thủ công truyền thống. Nhắc đến văn hóa Toraja, bạn không thể bỏ qua mẫu kiến trúc nhà sàn Tongkonan độc đáo.
Nhà Tongkonan được xây dựng trên trục những thân cột to cao, rắn chắc; mái nhà được thiết kế cong hình con thuyền cao vút, kiêu hãnh bằng lá, kim loại hoặc ngói nung. Hai mũi thuyền ở hai đầu được kéo ra và dựng cong lên một góc 45 độ, khiến tổng thể căn nhà như một chiếc thuyền bồng bềnh giữa màu xanh của cây lá xung quanh.
Nếu có dịp đến Indonesia, du khách đừng bỏ qua điểm đến hấp dẫn này để khám phá lối kiến trúc cũng như nét văn hóa độc đáo.
Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal
Istiqlal là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á, tọa lạc tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Đây là công trình lịch sử nổi tiếng của xứ sở vạn đảo và là tượng trưng cho nền độc lập của quốc gia này.
Nhà thờ được khánh thành vào năm 1978, gồm hai cấu trúc hình chữ nhật kết nối: cấu trúc chính và cấu trúc phụ. Trong đó, cấu trúc chính nổi bật với mái vòm hình cầu đường kính 45 m, được hỗ trợ nâng đỡ bởi 12 cột khổng lồ bao phủ bởi các tấm nhôm là không gian cầu nguyện; cấu trúc phụ bao gồm cổng chính, cầu thang và không gian cầu nguyện.
Đến đây, du khách chắc hẳn sẽ bị ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo cùng diện tích rộng lớn bên trong nhà thờ, bởi vậy đừng bỏ qua Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal khi đến Jakarta nhé.
Đền Prambanan
Prambanan là quần thể đền đài được xây dựng từ thế kỉ thứ 9 ở đảo Java, nằm cách thành phố Yogyakarta 18 km về phía Đông. Đây là quần thể đền thờ các vị thần tối cao của đạo Hindu và là quần thể đền Hindu giáo lớn và cổ kính nhất khu vực Đông Nam Á.
Với kiến trúc cao và nhiều chóp nhọn – kiến trúc đặc trưng của các ngôi đền đạo Hindu, đã khiến nơi đây trở thành niềm tự hào của người dân xứ sở quốc đảo Indonesia và càng tự hào hơn khi nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Lâu đài Taman Sari
Nếu đã đặt chân đến “xứ sở vạn đảo”, bạn đừng quên tới thăm và chiêm ngưỡng lâu đài Taman Sari tuyệt đẹp nhé. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi “Lâu đài nước Taman Sari” – một kiểu cung điện hoàng gia Hồi giáo được xây dựng ở Yogyakarta.
Công trình này được xây dựng từ năm 1758 – 1765, bao gồm rất nhiều chức năng như: khu vực nghỉ ngơi, hội thảo, khu vực thiền định, khu vực phòng thủ và đặc biệt là khu vực ẩn náu. Taman Sari có nghĩa là “khu vườn thơm ngát” – theo tiếng Javar và đây vốn là một địa điểm bí mật được thiết kế tỉ mỉ, phức tạp và tinh vi, dùng làm nơi hoan lạc cho các vị vua Hồi giáo trong quá khứ cùng các tùy tùng của mình.
Đến thăm nói đây, du khách sẽ thấy một hồ nước nhân tạo lớn ở ngay trung tâm, ngoài ra lâu đài còn có 3 khu phức hợp dành riêng cho phi tần và vua.
Giáo hội Blendug
Giáo hội Blendug là công trình được thực dân Hà Lan xây dựng vào năm 1753 ở khu vực Trung Java, Indonesia. Kiến trúc nổi bật của Giáo hội Blendug chính là thiết kế mái vòm màu đỏ phía trên, bởi vậy mà nhìn từ ngoài vào nơi đây trông giống như một cung điện.
Ngoài ra, nếu bạn là người yêu thích nhiếp ảnh thì đừng bỏ qua điểm đến độc đáo này khi đặt chân tới xứ sở vạn đảo Indonesia.
Nhà thờ Hồi giáo Al-Akbar
Nếu có dịp đặt chân tới Surabaya – thành phố lớn thứ hai của xứ sở vạn đảo Indonesia, thành phố từ lâu đã được biết đến là “Thành phố của những anh hùng”, thành phố của nhiều địa danh thắng cảnh, thì chắc hẳn bạn không nên bỏ lỡ Nhà thờ Hồi giáo Al-Akbar.Al-Akbar là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở thành phố Surabaya và là một trong những nhà thờ có kiến trúc thuộc loại đẹp nhất. Nhà thờ có một tháp nhìn phục vụ du khách như một đài quan sát có thể nhìn ra cả thành phố, đồng thời chính mái vòm màu xanh – tạo cảm giác yên bình là điểm thu hút của điểm đến này.
Hãy Là Người Trả Lời Câu Hỏi Đầu Tiên