Sức Khỏe ChuẩnKhông có phản hồi

Huệ bình (lan Ý)

Huệ bình là loài cây đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Không chỉ hấp thụ benzen, formaldehyde và trichloroethylene mà nó còn hấp thụ cả xylene và toluene – hóa chất được tìm thấy trong dầu hỏa. Vì hấp thụ được nhiều hóa chất nên nó có thể đặt cây ở bất cứ đâu trong nhà. Cây hoa này rất dễ chăm sóc bởi nó sống được trong bóng râm và chỉ cần tưới nước tuần một lần.

Hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan có vị cay, tính ôn. Chính vì thế hoa ngọc lan được dùng để chữa một số loại bệnh như bệnh ho, đau bụng kinh, chữa viêm xoan,… Một số nơi còn dùng để pha trà với mục đích giúp cơ thể thanh nhiệt giải khát, hoa ngọc lan cũng giúp da trắng và mịn màng hơn.

Hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên hấp thụ chủ yếu formaldehyde – chất độc được tìm thấy trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt. Chính vì vậy, hoa đỗ quyên là lựa chọn tốt cho gian bếp. Loài hoa này phát triển tốt nhất vào mùa thu, vì chúng thích hợp với nhiệt độ mát mẻ.

Hoa hồng

Loài hoa được nhắc đến đầu tiên đó là hoa hồng, loài hoa đẹp và đa công dụng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hoa hồng có tính bình, trị nhiều bệnh như tim, thận, rối loạn thần kinh, ung thư, ho, chứng rối loạn nguyệt san,… Ngoài ra, hoa hồng còn là một dược liệu tốt trong việc làm đẹp của phụ nữ như chữa các bệnh về da, tăng độ đàn hồi, chữa thâm, làm dịu các vết thương và giúp làn da trở nên sáng, mịn.

Hoa cúc vạn thọ

Cây hoa cúc vạn thọ được xem là khắc tinh của nhiều loài côn trùng có hại trong đó có muỗi. Vì thế, cách đơn giản là bạn có thể trồng nhiều cây cúc với nhiều màu sắc khoe hương nhằm giúp cho khu vườn nhà bạn càng rực rỡ vừa phòng chống muỗi hiệu quả. Ngoài ra, hoa cúc vạn thọ còn là một vị thuốc đa công dụng được sử dụng rất nhiều trong Đông y.

Hoa thiên lý

Hoa thiên lý có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như canxi, sắt, kẽm, vitamin C, B1, B2,… Hoa thiên lý có tác dụng giúp trẻ mau phát triển, người già tăng cường sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Ngoài ra, hoa thiên lý còn trị các bệnh như mất ngủ, rôm sảy, đau nhức xương cốt,…

Hoa sen

Tiếp theo là hoa sen, loài hoa tượng trưng cho đất nước, con người của Việt Nam. Không những xinh đẹp thuần khiết mà hoa sen còn có nhiều tác dụng trong việc làm đẹp và tăng cường sức khỏe. Hoa sen giúp thư giãn tinh thần, tẩy tế bào chết, giúp máu lưu thông hiệu quả,… Để hạn chế những vết sạm nám trên da, bạn cũng chỉ cần đơn giản hàng ngày chuẩn bị sẵn một ít nước ép ngó sen trong tủ lạnh và sử dụng nó đều đặn, bạn sẽ thấy làn da được cải thiện cũng như trắng hơn lên.

Bồ công anh

Nếu hình ảnh những cánh hoa bồ công anh mỏng manh trong gió tạo cảm giác yếu mềm thì công dụng của bồ công anh đối với sức khỏe lại hoàn toàn ngược lại. Bồ công anh có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh viêm nhiễm như mụn nhọt, viêm gan, viêm loét rất hiệu quả. Dân gian thường dùng hoa bồ công anh trị các bệnh như viêm phổi phế quản, viêm gan, mắt đau sưng đỏ, mụn nhọt, viêm họng, viêm dạ dày,…

Hoa đào

Từ lâu, cứ sau dịp Tết thì người dân ta lại đem hoa đào phơi khô và bảo quản để sử dụng làm thuốc. Hoa đào có công dụng thông tiện, hoạt huyết, hoa đào còn được xem là một loại thần dược cho sắc đẹp. Một số bài thuốc được tạo ra từ hoa đào còn có thể chữa các bệnh như đau tim, hói đầu, rụng tóc, chữa các vết sạm, nám, giảm cân,…

Hướng dương

Theo kinh nghiệm của dân gian và một số kiến thức đông y, hoa hướng dương có tính bình, không độc và ngọt, có tác dụng an thần, chữa chứng suy nhược thần kinh, chán ăn, chữa sưng phù, trừ phong và giúp sáng mắt. Chính vì vậy nên toàn bộ các bộ phận của hoa hướng dương đều được dùng làm thuốc.

Hãy Là Người Trả Lời Câu Hỏi Đầu Tiên

Thêm Bình Luận