Sức Khỏe ChuẩnKhông có phản hồi

Bản Thiên Hương – bản văn hóa du lịch cộng đồng

Bản văn hóa du lịch cộng đồng Thiên Hương cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 5km về phía đông bắc. Đây là nơi sinh sống của các dân tộc Tày, Nùng và Giáy, trong đó người Tày chiếm số lượng lớn nhất. Nằm giữa không gian thiên nhiên xanh, bản Thiên Hương đẹp và sống động bởi những điều giản dị nhưng vô cùng đẹp ở đây, hình ảnh những đứa trẻ vui chơi. những món bánh hấp dẫn, đậm mùi vị núi rừng… Nổi bật là quần thể cây đa nghìn năm tuổi đã chứng kiến bao thế hệ sinh ra và lớn lên tại bản Thiên Hương này. Quần thể cây đa là thể hiện cho sự giữ gìn, quý trọng thiên nhiên của người dân bản, bốn cây đa trong quần thể đã được công nhận là di sản.
Còn nữa, nơi đây vẫn tồn tại những căn nhà trình tường được dựng bằng những bàn tay của đồng bào người Mông, tường nhà hoàn toàn bằng đất và tre, kiến trúc nhà trình tường đem lại sự thoải mái mùa đông rất ấm còn mùa hè mát mẻ. Mái lợp bằng ngói, vì kèo làm hoàn toàn bằng gỗ. Bếp lửa luôn được đặt ở giữa nhà để tạo sự ấm áp và tiếp khách bên bếp lửa. Xung quanh nhà trồng rất nhiều cây ăn quả đào, lê, mận. Khi đến mùa hoa nở sẽ tạo nên khung cảnh rất đẹp và hiếm có. Chắc chắn khi đến thăm bản Thiên Hương các bạn sẽ có cảm giác rất lạ, thích thú.

Hồ Noong – đôi mắt của rừng

Hồ Noong cách trung tâm thành phố Hà Giang hơn 20km. Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên xanh ngắt nằm dưới chân núi Noong. Hồ được người dân địa phương ví như là con mắt thần của rừng. Điều làm nên khác biệt là trong lòng hồ Noong có những cả những gốc cây xanh tốt lẫn những gốc cây khô tạo nên bức tranh thiên nhiên thú vị.
Tháng 4 – 10: Mùa mưa, nước hồ lên cao, bạn có thể thưởng ngoạn hồ cùng dân bản trên thuyền độc mộc hay bè mảng.
Tháng 11 – 4 năm sau: Mùa khô, nước cạn để lộ những gốc cây già trụi lá. Dân bản địa đã quây những ô vuông lại để thả vịt và chăn trâu trên bãi cỏ xanh tươi. Hồ Noong đã trở thành một phần không thể thiếu của tỉnh Hà Giang. Hồ Noong là nơi dự trữ nước vào mùa khô rất tốt, màu xanh tự nhiên đặc trưng đã làm nên sự độc đáo của hồ Noong. Giờ đây nhiều sông suối, ao hồ bị ô nhiễm thì hồ Noong vẫn giữ được sự trong lành của nó, đây là một điều rất đáng quý. Đến hồ Noong để cảm nhận sự xanh mát và thiên nhiên tươi đẹp nơi vùng cao biên giới nhé.

Thung lũng Sủng Là – nhà của Pao

Sủng Là được xem là xã vùng cao đẹp nhất toàn cao nguyên đá Đồng Văn.
Người H’Mông ở Sủng Là trồng tam giác mạch và hoa cải trên đồi đất cao, trồng ngô, lúa ở vùng đất bằng nơi đáy thung lũng. Hàng ngày, người dân phải gùi đất từ rất xa mang về nhét vào từng hốc đá tai mèo, dùng đá chèn lại để giữ cho nước mưa không trôi mất đất, rồi bỏ hạt giống vào. Những thân cây xanh mọc lên vươn mình trong những lớp đá xám như cuộc sống vẫn trỗi dậy nơi mảnh đất cằn này mỗi ngày.
Cuộc sống thanh bình, lặng lẽ, cùng cảnh sắc tuyệt đẹp nơi đây được khách du lịch biết đến nhiều từ sau thành công của bộ phim “Chuyện của Pao”.

Cửa khẩu Thanh Thủy

Đây là cửa khẩu duy nhất của tỉnh Hà Giang, đồng thời cũng là cửa khẩu quan trọng nhất. Thanh Thủy là nơi giao lưu buôn bán giữa người dân Hà Giang nói riêng và Việt Nam nói chung với Trung Quốc. Sự buôn bán, giao lưu ở đây diễn ra rất nhộn nhịp, nó thúc đẩy kinh tế hai nước phát triển, tình cảm hai nước thêm gắn bó. Ngoài hoạt động buôn bán đây còn là con đường giao thương văn hóa giữa hai đất nước, trong năm diễn ra nhiều chuyến viếng thăm giữa học sinh hai nước và những dự án về kinh tế lớn. 
Cửa khẩu Thanh Thủy mang lại giá trị rất lớn về mọi mặt, đây là cơ hội tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa dễ dàng hơn. Đây cũng là nơi an ninh luôn được thắt chặt, lực lượng bộ đội biên phòng luôn canh gác, túc trực để đảm bảo trật tự, an toàn. 

Bản Thác Hùng – nghề chạm bạc truyền thống người Dao

Nằm khuất mình giữa những đồi chè xanh mát và ruộng bậc thang chín vàng của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, bản Thác Hùng của người Dao là nơi có những căn nhà sàn lâu đời mang đến cho khách thập phương một cảm giác thú vị bởi phong cảnh hữu tình. Hầu hết những căn nhà sàn do người dân giúp đỡ nhau dựng nên. Những căn nhà sàn rất đẹp và chắc chắn, đây là một nét truyền thống quý báu vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. 
Nơi đây vẫn còn lưu giữ nghề thủ công truyền thống đòi hỏi sự khéo léo và tinh xảo của người thợ, đó là nghề chạm bạc. Nghề chạm bạc được truyền từ đời này sang đời khác, con cháu trong nhà cũng phải học nghề này. Nghề chạm bạc ở nhiều nơi đang dần mai một nên việc lưu giữ và duy trì rất quan trọng. Chạm bạc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, trang phục dân tộc Dao không thể thiếu trang sức đặc trưng là những vòng bạc tự chạm. Trong lễ cưới hỏi, ma chay bạc cũng là thứ quan trọng. Sản phẩm làm từ bạc vừa là một món quà du lịch độc đáo, vừa là vật lưu giữ bản sắc dân tộc của người Dao ở Cao Bồ.

Bản chè Phìn Hồ – chè shan tuyết cổ thụ

Bản Phìn Hồ cách trung tâm huyện lỵ Hoàng Su Phì 36 km, có diện tích tự nhiên 77 ha, là nơi sinh sống của 44 hộ gồm 238 khẩu đều là người dân tộc Dao. Nơi đây nổi tiếng bởi những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi được trồng từ rất lâu. Người dân ở bản Phìn Hồ muốn hái chè sẽ phải trèo lên cây để hái bởi cây chè cổ thụ rất to và cao, không giống những cây chè nhỏ bé ở những miền khác như Thái Nguyên. Chè cổ thụ rất ngon bởi tính chất lâu năm, chè được sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp, nguyên liệu tự nhiên, hơn nữa những cây chè cổ thụ mọc tại nơi cao nhất của bản Phìn Hồ nơi có thời tiết mát mẻ quanh năm. Vào độ tháng 9 tháng 10 những búp chè được đón nhiều sinh khí của đất trời, những giọt sương đọng được lá chè hấp thụ tạo nên sự tinh khiết, thơm ngon đặc trưng của chè Phìn Hồ. 
Từ đó thương hiệu chè Phìn Hồ được nhiều người biết đến, nhất là những người có sở thích thưởng trà khi lên vùng cao Hà Giang nhất định sẽ mua về thưởng thức và làm quà. Cho đến nay những cây chè cổ thụ vẫn đang sinh sống, phát triển được người dân nơi đây chăm sóc và thu hoạch. Đây không chỉ là một thương hiệu nổi tiếng mà còn là nét đẹp văn hóa, sự giữ gìn bản sắc dân tộc của người dân bản Phìn Hồ.

Hang L
ùng Khúy – đệ nhất động ở Hà Giang

Động Lùng Khúy thuộc thôn Lùng Khúy, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ được mệnh danh là đẹp nhất trong các hang động đã được phát hiện trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Động Lùng Khúy nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ trên 10km. Theo đánh giá của các chuyên gia: Đây là di sản có giá trị về địa chất, địa mạo và du lịch với chiều dài toàn động là trên 300m, ngoài ra còn nhiều hệ thống nhánh rẽ khác. Động có vẻ đẹp nguyên sơ với nhiều nhũ đá lộng lẫy và hình thù lạ mắt, tạo thành một vẻ đẹp thiên nhiên hiếm thấy.
Sau một thời gian đóng cửa động hiện nay động đã được mở trở lại và thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan. Đem lại nguồn kinh tế lớn cho huyện Quản Bạ nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung.

Dinh nhà Vương – dinh thự thuốc phiện

Dinh nhà Vương đã tồn tại hơn 100 năm tuổi, được xây dựng trong vòng 9 năm do Vua Mèo thuê những người thợ giỏi nhất. Nhà Vương là di tích lịch sử quý giá của huyện Đồng Văn nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung. Chi phí xây dựng vào thời gian đó là 150 vạn đồng bạc trắng tương đương 150 tỷ đồng.
Dinh Nhà Vương có nét kiến trúc độc đáo, được xây dựng hoàn toàn bằng sức người, móng Dinh thự được xây bằng những tảng đá rất to, trước khi xây Dinh thự Vua Mèo đã phải chọn địa thế rất kĩ càng. Dinh thự được đặt ở nơi cao ráo, đứng trên Dinh thự có thể nhìn ra toàn cảnh xung quanh. Những tấm gỗ to chắc chắn để làm cột và tường bao quanh ngôi nhà, chất gỗ rất tốt vì thế trải qua hơn một thế kỉ vẫn không bị mối mọt hay dấu hiệu hư hỏng. Dinh thự rất rộng lớn, có nhiều gian vì thế con cháu họ Vương sống sung sướng, đủ đầy.
Dinh nhà Vương là chứng nhân lịch sử cho từ thời xa xưa con người đã có thể xây dựng được công trình to lớn, kiên cố. Khi tham quan Dinh thự bạn sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu về Dinh thự, người hướng dẫn viên đó cũng chính là hậu duệ của họ nhà Vương. Dinh nhà Vương là nơi chứa rất nhiều thuốc phiện để cung cấp cho hầu hết các huyện và các tỉnh lân cận Đồng Văn vì thế người ta gọi đây là Dinh thự thuốc phiện. Vua Mèo là chủ của ngôi nhà, cũng là chủ của kho thuốc phiện vì thế thời đó ông rất giàu có, có quyền lực trong vùng. Đây là một di tích lịch sử rất thú vị, hãy đến thăm để hiểu về căn nhà to nhất, giàu nhất thời bấy giờ.

Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám – báu vật của người Mông

Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám nằm tại xã Lùng Tám huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. Làng nghề dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời, nghề dệt thổ cẩm tạo việc làm cho nhiều bà con trong làng, đem lại thu nhập cao. Ngày trước công cụ dệt rất thô sơ, chủ yếu dệt bằng tay, các sản phẩm với họa tiết truyền thống. Sau nhiều năm tồn tại, chính quyền huyện Quản Bạ đã quyết định phát triển làng nghề dệt thổ cẩm. 
Nghề dệt đã được đầu tư về mọi mặt như máy móc, thiết bị, nguyên liệu dệt. Ngoài những sản phẩm đã sản xuất, bà con sẽ được hướng dẫn để tạo ra những sản phẩm mang tính hiện đại, để làm mới và thu hút khách hàng. Giờ đây dệt thổ cẩm không chỉ phục vụ gia đình mà còn mang lại thu nhập cao. Những họa tiết mới, chất lượng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khách du lịch rất thích những sản phẩm thổ cẩm nhất là khách nước ngoài. 
Hiện nay nhiều người dân tộc Mông rất ít hoặc không còn duy trì được truyền thống dệt thổ cẩm này nữa. Việc giữ gìn và phát triển rất cần thiết, đó là truyền thống, là nét văn hóa đặc trưng.
Khi đến thăm làng dệt thổ cẩm Lùng Tám bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy những người thợ lành nghề tạo ra những sản phẩm của mình. Đồng bào dân tộc Mông coi nghề dệt thổ cẩm như một báu vật. Làm ra một sản phẩm thổ cẩm rất kì công. Nguyên liệu chính là những sợi lanh người dân tự trồng, sau hai tháng thì phơi khô sau đó khéo léo tách từng sợi lanh để không bị đứt. Những cuộn lanh được giã trong cối để bong hết bột để còn lại những sợi dẻo dai, sau đó luộc qua nhiều nước được pha từ tro bếp và sáp ong. Cho đến khi sợi lanh có màu trắng đục mới bắt đầu dệt. Dệt xong lại mang phơi nắng, giặt bằng sáp ong để mảnh vải được mịn, trắng. Quần áo sản xuất bằng vải lanh rất bền và dày. Các bạn có thể mua một vài sản phẩm nhỏ để làm quà rất ý nghĩa.

Sơn Vĩ – ngôi làng địa đầu Tổ Quốc

Cách thị trấn Mèo Vạc 50km, Sơn Vĩ là đơn vị xã xa nhất của huyện Mèo Vạc và cũng là ngôi làng địa đầu Tổ Quốc. Sơn Vĩ giáp ranh với Trung Quốc. Với dòng Nho Quế xanh màu ngọc bích len lỏi giữa những vách núi đá cao vút, những con đường uốn lượn giữa núi, Sơn Vĩ đẹp đến say đắm lòng người chính nhờ vẻ hoang vu, kì vĩ ấy. Đường lên Sơn Vĩ đi sát với biên giới Việt Nam – Trung Quốc, con đường phía bên trái chỉ cách vài bước chân là của Trung Quốc. Sơn Vĩ còn nổi tiếng với đèo Mã Pì Lèng và chợ tình Sơn Vĩ vào ngày 28/3 âm lịch hằng năm.

Hãy Là Người Trả Lời Câu Hỏi Đầu Tiên

Thêm Bình Luận