Làng cổ Đường Lâm
- Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Tây cũ.
- Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được nhà nước trao tặng bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.
- Ngày nay làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, gò đồi…
Hồ Quan Sơn
- Hồ Quan Sơn nằm chạy dài trên các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn của huyện Mỹ Đức, lan một phần nhỏ sang huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình.
- Hồ Quan Sơn được ví như “Hạ Long thu nhỏ” của Hà Nội. Hồ Quan Sơn mênh mông sông nước còn có đầm sen rất đẹp, cuối tháng 6, đầu tháng 7 sen bắt đầu nở rộ và đây cũng là thời gian hồ Quan Sơn đẹp nhất trong năm.
Vườn quốc gia Ba Vì
- Vườn quốc gia Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai và Lương Sơn và Kì Sơn ủa tỉnh Hòa Bình.
- Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy như: Thiên Sơn- Suối Ngà, Ao Vua, Khoanh Xanh, Hồ Tiên Sa. Là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, tháp Báo Thiên, động Ngọc Hoa…Chính những điều kiện trên đã tạo nên cho Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu là một nơi nghỉ mát vùng núi cao lí tưởng của cả nước.
Chùa Thầy
- Chùa Thầy là một ngôi chùa nằm ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ.
- Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị của văn hóa lịch sử thật sự đã tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn.
- Có dịp về Hà Tây cũ bạn không nên bỏ qua một chuyến du lịch tham quan, vãn cảnh chùa Thầy để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa truyền thống nơi đây.
Chùa Hương
- Nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy.
- Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Hằng năm, vào mồng 6 tháng giêng là ngày khai hội chùa Hương, lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như: bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn…Trước khi vãn cảnh vào chùa Hương, các du khách phải đến bến đục và từ đây mới xuống thuyền đi dọc theo bờ suối vào chùa.
- Ngày nay, bên cạnh phương tiện di chuyển chính là thuyền thì chính quyền huyện Hương Sơn còn cho xây dựng hệ thống cáp treo hiện đại nhằm phục vụ mục đích đi lại của du khách thập phương và du khách nước ngoài.
- Dù có tín ngưỡng hay không nhưng khi đặt chân vào chùa Hương thì mọi người đều có một cảm giác chung nhất đó chính là sự nhẹ nhõm trong tâm hồn.
Hãy Là Người Trả Lời Câu Hỏi Đầu Tiên