Top Dịch Vụ - Địa ĐiểmKhông có phản hồi

Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ” là một trích đoạn từ quyển năm, phần bản kỉ của cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư” do Ngô Sĩ Liên biên soạn. Đoạn trích là những câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ. Đó là những câu chuyện kể về cách ứng xử của Trần Thủ Độ trước những sự việc diễn ra như: việc có người tâu với vua rằng ông cậy quyền hơn vua, việc người quân hiệu ngăn xe của Linh Từ Quốc Mẫu – vợ ông,… qua đó bộc lộ phẩm chất liêm khiết, chính trực, đáng ngợi ca của Trần Thủ Độ. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn “Thái sư Trần Thủ Độ” số 2

1. Tác giả

– Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh và năm mất

– Quê quán: làng Chúc Lí, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Chúc Sơn, huyện Chương Mĩ, Hà Nội

– Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm.- Đời Lê Thánh Tông, ông giữ chức Hữu thị lang bộ lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán

2. Đoạn trích

– Xuất xứ: trích từ quyển V, phần Bản kỉ – Kỉ nhà Trần.

– Nội dung của đoạn trích: Viết về thái sư Trần Thủ Độ (1194 -1264) – người có công dựng nên nhà Trần, giúp Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông ổn định chính trị, kinh tế đất nước.

– Bố cục đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến… “ông mới tha cho”.

+ Đoạn 2: tiếp cho đến… “lấy vàng, lụa thưởng cho”.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

Câu 1 – Trang 47 SGK

Nêu những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ. Mỗi tình tiết đã bộc lộ một khía cạnh nào về tính cách của ông? Từ đó anh (chị) có nhận xét gì về nhân cách của Trần Thủ Độ?

Trả lời:

– Đối với người hoặc mình, ông không ứng xử theo thói tầm thường, thừa nhận lời nói phải của người hoặc “Đúng như lời người ấy nói” và lấy tiền lụa thưởng cho anh ta. Điều đó cho thấy ông là người nghiêm khắc với bản thân. Việc làm đó là sự khích lệ người cấp dưới trung thực, dũng cảm, dám vạch tội của người khác, dù người đó là bề trên của mình.

– Đối với người lính giữ thềm cấm, ông không bênh vợ bắt tội tên lính mà tìm hiểu rõ sự việc, có thái độ khích lệ biết giữ nghiêm phép nước. Có thể thấy ông là người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiên vị người thân.

– Đối với họ hàng cậy xin chức tước, ông dạy cho họ một bài học – Muốn làm chức quan ấy phải chịu bị chặt một ngón chân để phân biệt với các người khác – Ông là người biết giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, dựa dẫm người thân thích.

– Với người trong gia đình, ông là người có thái độ chống lại thói gia đình trị rõ ràng. Khi vua phong chức cho An Quốc – anh của Trần Thủ Độ – ông đã thẳng thắn trình bày quan điểm “Nên căn cứ vào phẩm chất, năng lực của mỗi người mà phong chức tước, không nên hậu đãi cả hai anh em, mà làm rối việc triều đình”. Rõ ràng ông là người không tư lợi, luôn đặt việc công lên lợi ích gia tộc.

Các chi tiết trên đã làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách vị thái sư đầu triều, thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, đó là một phẩm chất đáng quý, ông xứng đáng là chỗ dựa của đất nước, là người nhân dân đặt niềm tin.


Câu 2 – Trang 47 SGK

Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ nhân vật của nhà viết sử (chú ý những xung đột kịch tính, những bước ngoặt bất ngờ, thú vị trong các tình tiết làm nổi bật tính cách nhân vật).

Trả lời:

– Xây dựng tình huống giàu kịch tính, lựa chọn chi tiết đắt giá.

– Mỗi câu chuyện đều có những xung đột đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ.

– Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả phân tích tâm lí, nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.


GHI NHỚ

Đoạn trích ca ngợi nhân cách của Trần Thủ Độ: không để tình riêng lấn át kỉ cương, phép nước, ứng xử khéo léo, tế nhị, nghiêm khắc, không tư lợi, thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh, chí công vô tư.
Lối viết cô đọng, không miêu tả, phân tích tâm lý mà tính cách nhân vật vẫn được thể hiện sâu sắc, lời kể khách quan, trung thực kết hợp cách kể hấp dẫn bất ngờ.

Bài soạn “Thái sư Trần Thủ Độ” số 5

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Trần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử đặc biệt, từng được xem là nhà chính trị có nhiều mưu mô, thủ đoạn, thậm chí có lúc tàn nhẫn. Nhưng đánh giá một cách khách quan, ông lại là người trung thành và mưu trí, có công lớn trong việc khai sáng, phò trợ nhà Trần.

2. Vẫn bằng lối kể chuyện hấp dẫn, với các tình tiết có chọn lọc, đoạn trích này đã khắc hoạ đậm nét hình ảnh vị quan đầu triều Trần Thủ Độ với những phẩm chất chí công vô tư, nghiêm minh, liêm khiết. Hình ảnh của ông quả thực có rất nhiều ý nghĩa trong thời đại ngày nay.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

Câu 1. Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ, có khả năng bộc lộ tính cách của ông.

Trong đoạn trích có bốn tình tiết góp phần bộc lộ các khía cạnh trong tính cách của Trần Thủ Độ:

– Có người mách vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ, nhưng Trần Thủ Độ không những không biện bạch cho bản thân và tỏ lòng thù oán mà còn công nhận lời nói phải và thưởng cho người dám dũng cảm vạch lỗi của mình. Qua đó có thể thấy ông là người công minh, độ lượng và có bản lĩnh. Với ông, việc làm hữu ích cho nước, cho dân mới là câu trả lời cho tất cả.

– Khi nghe Linh Từ Quốc Mẫu (vợ ông) khóc và mách về việc tên quân hiệu ngăn không cho đi qua thềm cấm, Trần Thủ Độ không vội bênh vợ và bắt tội tên quân hiệu kia mà tìm hiểu rõ sự việc rồi còn khen thưởng kẻ giữ đúng luật pháp. Qua sự việc này có thể thấy ông là người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiên vị người thân.

– Có người chạy chọt nhờ Linh Từ Quốc Mẫu xin cho làm chức câu đương, Trần Thủ Độ đã dạ
y cho tên này một bài học: muốn làm chức quan ấy hắn phải chịu bị chặt một ngón chân để phân biệt với những người khác do “Ngươi vì có Công chúa xin cho”. Qua đây có thể thấy ông chủ động gìn giữ sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích.

– Vua muốn phong chức cho người anh của Trần Thủ Độ, nhưng ông không đồng ý. Ông thẳng thắn trình bày quan điểm: chỉ nên chọn lựa người giỏi nhất, có thể là anh mình, có thể là mình, không nên hậu đãi cả hai anh em sẽ làm rối việc triều chính. Qua đó có thể thấy Trần Thủ Độ luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi, không gây bè kéo cánh.

– Những tình tiết trên đã góp phần làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách Trần Thủ Độ: cương trực, độ lượng, liêm khiết, vô tư, luôn đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, gia đình. Điều này càng có ý nghĩa hơn bởi Trần Thủ Độ đang giữ chức quan cao nhất trong triều, quyền hành lớn đều nằm trong tay ông vì vua đang tuổi còn nhỏ. Trần Thủ Độ luôn gương mẫu, tôn trọng pháp luật.


Câu 2. Những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ nhân vật của nhà viết sử:

– Sử gia Ngô Sĩ Liên đã xây dựng nhiều tình huống giàu kịch tính, tuy rất ngắn, nhưng mỗi câu chuyện đều có xung đột, với kết cấu thắt nút, cao trào và mở nút.

Sức hấp dẫn của truyện không chỉ ở cách kể chuyện đặc sắc mà còn ở sự hàm súc của ngôn từ. Các câu chuyện chỉ được kể chứ không kèm theo những lời bình luận. Cách kể ấy đã giúp người đọc phát huy được nhiều hơn tính chủ động của mình trong việc đánh giá nhân vật trung tâm.

– Ớ cả ba tình huống, khi xung đột được đẩy đến cao trào, người đọc đã rất bất ngờ về cách giải quyết không theo lô gích thông thường của Trần Thủ Độ. Ớ mỗi tình huống ông lại có một cách giải quyết riêng khiến người đọc vừa bất ngờ lại vừa khâm phục. Chính cách xây dựng nhân vật như vậy mà đoạn trích càng đọc càng hấp dẫn và thú vị hơn

Bài soạn “Thái sư Trần Thủ Độ” số 3

I. GỢI Ý SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 47)

Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ thể hiện các khía cạnh về tình cách của ông:

– Đối với người hoặc mình, ông không xử thói tầm thường, thừa nhận lời nói phải của người hoặc “Đúng như lời người ấy nói” và lấy tiền lụa thưởng cho họ. Điều đó, cho thấy Trần Thủ Độ là người nghiêm khắc với bản thân. Việc đó, khuyến khích mọi người xung quanh trở nên trung thực.

– Đối với người lính giữ thềm cấm, ông không bênh vợ bắt tội lính mà tìm hiểu rõ sự việc, khuyến khích lính giữ phép nước. Ông là người chí công vô tư, tôn trọng luật pháp, không thiên vị người thân của mình.

– Đối với họ hàng, thân cận xin chức tước, ông sẽ dạy cho một bài học nhớ đời.

– Với người trong gia đình, ông là người có thái độ chống lại thói gia đình trị rõ ràng, không tư lợi, luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.

=> Các chi tiết đã khẳng định bản lĩnh và nhân cách của thái sư Trần Thủ Độ: thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 47)

– Tác giả xây dựng nhiều tình huống giàu kịch tính, tuy ngắn nhưng đầu có những nút thắt, xung đột, cao trào và mở nút.

– Cách kể chuyện hấp dẫn, luôn tạo ra yếu tố bất ngờ.

– Lối viết kiệm lời, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng nhân vật vẫn hiện lên một cách sâu sắc.


II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Ứng xử của Trần Thủ Độ trước bốn sự kiện trong cuộc đời hoạt động chính trị – xã hội của ông

– Với người hặc tội mình : thẳng thắn và nghiêm khắc với bản thân ; khích lệ cấp dưới trung thực và dũng cảm, vạch sai lầm của người khác, cho dù đó là bề trên.

-Với người lính quân hiệu giữ thềm cấm : khích lệ người giữ nghiêm phép nước, không vì người vợ yêu quý của mình mà vi phạm kỉ cương phép nước.

– Đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước : răn đe kẻ không đủ tư cách, hay luồn lọt nhờ cậy ; khéo nhắc nhở vợ không được dựa vào quyền thế của chồng để làm bậy.

– Gạt bỏ ý định của Trần Thái Tông muốn đưa người anh của Trần Thủ Độ làm tướng : thẳng thắn, cương trực, không vì quyền lợi cá nhân mình mà phá vỡ kỉ cương phép nước.

Bốn sự kiện làm rõ nhân cách của Trần Thủ Độ: Là người thẳng thắn, cầu thị .độ lượng, nghiêm chỉnh đặc biệt hết sức chí công vô tư, luôn đạt việc nước lên trên, không mảy may tư lợi cho gia đình và bản thân.

Bài soạn “Thái sư Trần Thủ Độ” số 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

– Hiểu được vẻ đẹp nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó càng thêm tự hào về truyền thống của cha ông.

– Nắm được lối viết kết hợp sử biên niên và tự sự của Ngô Sĩ Liên.

2. Kĩ năng: Tóm tắt sự kiện và đánh giá nhân vật lịch sử một cách đúng đắn.

* Giới thiệu bài: Trần Thủ Độ (1194- 1264), là chú họ Trần Thái Tông (Trần Cảnh), ông chú của Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), giữ chức Thái sư (Tể tướng- quan đầu triều, lo mọi việc chính sự) là một nhân vật lịch sử khá đặc biệt, từng có những ý kiến đánh giá khác nhau về ông. Ông từng được xem là nhà chính trị nhiều mưu mô, thủ đoạn, khá tàn nhẫn, khôn khéo bày đặt, dàn xếp để đoạt ngôi vua nhà Lí cho nhà Trần, bức tử Lí Huệ Tông, sát hại hàng trăm tôn thất nhà Lí. Nhưng xét một cách khách quan, công bằng, ta thấy, việc chuyển đổi triều đại Lí- Trần là tất yếu lịch sử mà Trần Thủ Độ chỉ là người thúc đẩy quá trình đó diễn ra nhanh, khéo léo nhưng ko kém phần quyết liệt. Về phía nhà Trần, Trần Thủ Độ là một trong những người có công đầu khai sáng, xây dựng. Ông hết lòng, hết sức, tận tuỵ, trung thành giúp các vua Trần giữ gìn cơ nghiệp, bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm. Khi quân Nguyên- Mông tràn qua biên giới, vua Trần lo lắng, muốn nghe kế nghị hòa của Trần Nhật Hiệu, Trần Thủ Độ nói: “Đầu tôi ch
ưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về ông.

B. NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I.Tìm hiểu chung:

1. Đọc.

2. Bố cục:Hai phần:

– P1: Thời gian và sự kiện trọng đại (Trần Thủ Độ mất).

– P2: Bốn câu chuyện về Trần Thủ Độ:

+ Xử người hặc tội mình.

+ Bắt tên quân hiệu.

+ Cái giá chức câu đương.

+ An Quốc hay là thần?

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:

1. Nhân cách của Trần Thủ Độ:

a. Câu chuyện thứ nhất: Xử người hặc tội mình.

=> “Tính cách: trung thực, thẳng thắn, công minh, độ lượng và giàu bản lĩnh.

b. Câu chuyện thứ hai: Bắt tên quân hiệu.

– Nguyên nhân: trước yêu cầu và lời nói khích của Linh Từ Quốc Mẫu, Trần Thủ Độ cả giận, sai đi bắt ngay tên lính xấc láo phạm thượng.

– Cách xử trí: sau khi nghe lời trình bày sự thật, ông khen ngợi anh lính và còn ban thưởng vàng lụa ” Cách giải quyết vẹn cả đôi bề, công bằng và gây bất ngờ cho người đọc.

=> “Tính cách: chí công vô tư, tôn trọng pháp luật.

c. Câu chuyện thứ ba: Cái giá của chức câu đương.

– Trần Thủ Độ nhận lời xin riêng cho một người nhà làm chức câu đương, lại cẩn thận ghi tên và quê quán của kẻ đó.

– Đến khi gặp mặt, ông lại nói với kẻ đó: “Ngươi vì…được”.

” Đó chỉ là lời cảnh báo răn đe nghiêm khắc để người kia hoảng vía mà xin tha, mà nhớ đời, bỏ hẳn thói nhờ vả, chạy chọt. Đồng thời đó cũng là cách răn vợ ko được dựa quyền thế để làm việc công theo ý mình.

=> “Tính cách: chí công vô tư, kiên quyết trừng trị nạn chạy chức, chạy quyền, đút lót, hối lộ, dựa dẫm thân thích và giữ công bằng của pháp luật.

d. Câu chuyện thứ tư: An Quốc hay là thần?

– Đặt ra yêu cầu lựa chọn và trọng dụng hiền tài đúng mực cho nhà vua.

– Câu hỏi hay lời than :”Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao” ” sự cảm khái và dứt khoát của Trần Thủ Độ.

=> “Tính cách: thẳng thắn, cương trực, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, gia đình.

2. Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật:

– Các tình huống giàu kịch tính.

– Sử dụng các chi tiết đắt giá.

C. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ:

+ Là người góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi vai trò lịch sử từ nhà Lý sang nhà Trần

+ Là vị quan đầu triều có tài, đầy mưu trí lại trung thành, tận tuỵ giúp vua Trần dựng nghiệp lớn, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

– Tính cách của Trần Thủ Độ:

+ Đối với người giặc mình: Ông là người nghiêm khắc với bản thân và là sự khích lệ đối với người cấp dưới trung thực, dũng cảm dám vạch tội của người khác, dù kẻ đó là bề trên của mình.

+ Đối với người lính giữ thềm cấm: Ông là người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiện vị người thân.

+ Đối với người họ hàng cậy xin chức tước: Ông là người biết giữ gìn sự công bằng của phép nước bài trừ tệ nạn chạy chọt, dựa dẫm người thân tích.

+ Thái độ chống lại thói gia đình trị: Ông là người không tư lợi, luôn đặt việc công lên lợi ích gia tộc.

⇒ Các chi tiết trên đã làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách vị thái sư đầu triều, thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, đó là một phẩm chất đáng quý, ông xứng đáng là chỗ dựa của đất nước là người nhân dân đặt niềm tin.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật:

– Xây dựng tình huống giàu kịch tính, lựa chọn chi tiết đắt giá.

– Mỗi câu chuyện đều có những xung đột đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ lại vừa khâm phục.

Bài soạn “Thái sư Trần Thủ Độ” số 4

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Nêu những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ. Mỗi tình tiết đã bộc lộ một khía cạnh nào về tính cách của ông? Từ đó anh (chị) có nhận xét gì về nhân cách của Trần Thủ Độ?

Lời giải chi tiết:

– Đối với người hoặc mình, ông không ứng xử theo thói tầm thường, thừa nhận lời nói phải của người hoặc “Đúng như lời người ấy nói” và lấy tiền lụa thưởng cho anh ta. Điều đó cho thấy ông là người nghiêm khắc với bản thân. Việc làm đó là sự khích lệ người cấp dưới trung thực, dũng cảm, dám vạch tội của người khác, dù người đó là bề trên của mình.

– Đối với người lính giữ thềm cấm, ông không bênh vợ bắt tội tên lính mà tìm hiểu rõ sự việc, có thái độ khích lệ biết giữ nghiêm phép nước. Có thể thấy ông là người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiên vị người thân.

– Đối với họ hàng cậy xin chức tước, ông dạy cho họ một bài học – Muốn làm chức quan ấy phải chịu bị chặt một ngón chân để phân biệt với các người khác – Ông là người biết giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, dựa dẫm người thân thích.

– Với người trong gia đình, ông là người có thái độ chống lại thói gia đình trị rõ ràng. Khi vua phong chức cho An Quốc – Anh của Trần Thủ Độ – Ông đã thẳng thắn trình bày quan điểm “Nên căn cứ vào phẩm chất, năng lực của mỗi người mà phong chức tước, không nên hậu đãi cả hai anh em, mà làm rối việc triều đình”. Rõ ràng ông là người không tư lợi, luôn đặt việc công lên lợi ích gia tộc.

=> Các chi tiết trên đã làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách vị thái sư đầu triều, thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, đó là một phẩm chất đáng quý, ông xứng đáng là chỗ dựa của đất nước, là người nhân dân đặt niềm tin.


Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ nhân vật của nhà viết sử (chú ý những xung đột kịch tính, những bước ngoặt bất ngờ, thú vị trong các tình tiết làm nổi bật tính cách nhân vật).

Lời giải chi tiết:

– Xây dựng tình huống giàu kịch tính, lựa chọn chi tiết đắt giá.

– Mỗi câu chuyện đều có những xung đột đi đến cao trào và được giải
quyết một cách bất ngờ.

– Ngôn từ hàm súc, chỉ kể, không bình luận. Lời kể khách quan, trung thành với sự thật

– Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả phân tích tâm lí, nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.

Tóm tắt

Đoạn trích là câu chuyện xoay quanh về cuộc đời của nhân vật lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ. Nhân cách cao dẹp của Trần Thủ Độ được thể hiện qua bốn sự kiện:

Có người nói rằng Trần Thủ Độ chuyên quyền, lấn lướt quyền hạn của nhà vua. Trước mặt của nhà vua, Trần Thủ Độ đã xác nhận người nọ chỉ đúng tội và còn xin ban thưởng cho hắn ta.

Người lính gác ngăn kiệu của Linh Từ Quốc Mẫu – vợ của Trần Thủ Độ, không cho đi qua cửa cấm, biết chuyện, Trần Thủ Độ không những không trách phạt mà còn khen ngợi và ban thưởng cho tên lính gác giữ nguyên phép nước.

Vợ của Trần Thủ Độ xin một chức quan nhỏ cho người làm. Trần Thủ Độ đồng ý nhưng với điều kiện người kia phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác, người kia van xin và cũng từ ấy không ai dám đến phủ người xin làm “câu đương” nữa.

Vua Trần Thái Tông có ý phong chức tướng cho anh trai của Trần Thủ Độ là Trần An Quốc, Trần Thủ Độ kiên quyết từ chối để chống lại thói gia đình trị, kéo bè kết đảng, sử dụng những người không có thực lực.


Bố cục

– Đoạn 1 (từ đầu đến … quyền hơn cả vua): Khái quát về nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ và việc Trần Thủ Độ mất.

– Đoạn 2 (từ Bấy giờ có người hặc… đến Vua bèn thôi.): Bốn sự kiện lịch sử xảy ra trong cuộc đời Trần Thủ Độ.

– Đoạn 3 (từ Thủ Độ tuy làm Tể tướng… đến hết): Khẳng định vẻ đẹp phẩm chất và vai trò lịch sử quan trọng của Trần Thủ Độ.

Nội dung chính

Ca ngợi nhân cách cao cả, tấm lòng yêu nước của Trần Thủ Độ. Người giữ nghiêm phép nước: Chí công vô tư, thẳng thắn và luôn khích lệ cấp dưới làm như mình. Cao thượng bao dung, không để tình riêng lấn át.

Bài soạn “Thái sư Trần Thủ Độ” số 1

I. Tác giả
– Ngô Sĩ Liên (khoảng đầu thế kỷ 15 – ?) là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15.
– Ngô Sĩ Liên là người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay là thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
– Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay.

II. Tác phẩm
1. Tóm tắt đoạn trích
Đoạn trích là những câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ. Đó là những câu chuyện kể về cách ứng xử của Trần Thủ Độ trước những sự việc diễn ra như: việc có người tâu với vua rằng ông cậy quyền hơn vua, việc người quân hiệu ngăn xe của Linh Từ Quốc Mẫu – vợ ông,… qua đó bộc lộ phẩm chất liêm khiết, chính trực, đáng ngợi ca của Trần Thủ Độ.

2. Tìm hiểu chung
a. Vị trí – nội dung của đoạn trích:
– Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên hoàn thành biên soạn, sửa chữa dựa trên cơ sở là cuốn Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu chấp bút và cuốn Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên.
– Đại Việt sử kí toàn thư gồm có hai phần chính:
+ Ngoại kỉ: Ghi chép lịch sử của Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thế kỉ X.
+ Bản kỉ: Tiếp tục ghi chép những sự kiện lịch sử từ nhà Đinh đến thời Hậu Lê.
– Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ” là một trích đoạn từ quyển năm, phần bản kỉ của cuốn Đại Việt sử kí toàn thư.
b. Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua”: Phần này thông báo về cái chết của Trần Thủ Độ và vài nét khái quát về nhân vật.
+ Phần 2: Tiếp đến “Vua hèn thôi”: Tác giả kể lại bốn sự kiện tiêu biểu trong quá trình làm quan của Trần Thủ Độ.
+ Phần 3: Còn lại: Tác giả đi đến khẳng định vai trò và vị trí của Trần Thủ Độ trong lịch sử.
3. Tìm hiểu chi tiết
a. Trần Thủ Độ – Bậc khai quốc công thần
– Có người mách vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ: ông không biện bạch cho bản thân, không thù oán, trách phạt mà thưởng cho người dám vạch lỗi của mình.
=> Người công minh, độ lượng, có bản lĩnh.
– Vợ ông khóc, mách việc tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, ông cho người điều tra rồi khen thưởng tên quân hiệu giữ đúng phép nước.
=> Ông là người chí công vô tư, trọng luật pháp.
– Có người chạy chọt nhờ vợ ông xin cho chức Câu Đương, ông bảo hắn chặt một ngón chân để phân biệt
=> Người chủ động giữ gìn sự công bằng phép nước, bài trừ nạn mua quan bán chức.
– Vua muốn phong chức cho anh Trần Thủ Độ, ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày quan điểm nên lựa người giỏi nhất, không nên hậu đãi cả hai làm rối việc triều chính.
=> Tình tiết góp phần làm nổi bật bản lĩnh, nhân cách của Trần Thủ Độ: cương nghị, độ lượng, liêm khiết, đặt lợi ích dân tộc, quốc gia trên lợi ích cá nhân, gia đình.
b. Nghệ thuật viết sử
– Xây dựng tình huống giàu kịch tính, lựa chọn chi tiết đắt giá.
– Mỗi câu chuyện đều có những xung đột đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ.
– Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả phân tích tâm lí, nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.

III. Trả lời cầu hỏi
Câu 1 (trang 47 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ

– Có người mách vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ: ông không biện bạch cho bản thân, không thù oán, trách phạt mà thưởng cho người dám vạch lỗi của mình

→ Người công minh, độ lượng, có bản lĩnh

– Vợ ông khóc, mách việc tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, ông cho người điều tra rồi khen thưởng tên quân hiệu giữ đúng phép nước

→ Ông là người chí công vô tư, trọng luật pháp

– Có người chạy chọt nhờ vợ ông xin cho chức Câu Đương, ông bảo hắn chặt một ngón chân để phân biệt

→ Người chủ động giữ gìn sự công bằng phép nước, bài trừ nạn mua quan bán chức

– Vua muốn phong chức cho anh Trần Thủ Độ, ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày quan điểm nên lựa người giỏi nhất, không nên hậu đãi cả hai làm rối việc triều chính

→ Tình tiết góp phần làm nổi bật bản lĩnh
, nhân cách của Trần Thủ Độ: cương nghị, độ lượng, liêm khiết, đặt lợi ích dân tộc, quốc gia trên lợi ích cá nhân, gia đình

Câu 2 (trang 47 sgk ngữ văn 10 tập 2):

– Sử gia Ngô Sĩ Liên xây dựng nhiều tình huống giàu kịch tính, ngắn nhưng mỗi câu chuyện đều có xung đột, thắt nút, cao trào, mở nút

– Ngôn từ hàm súc, chỉ kể, không bình luận. Lời kể khách quan, trung thành với sự thật

– Cách kể hấp dẫn, luôn gây yếu tố bất ngờ: tình huống có xung đột, cao trào, người đọc bất ngờ về cách giải quyết không theo logic

– Ông luôn khiến người đọc khâm phục, cảm mến vì nhân cách

Hãy Là Người Trả Lời Câu Hỏi Đầu Tiên

Thêm Bình Luận