Tép dầu Đầm Vạc.
Người xưa có câu:
“Cỗ chín lợn mười trâu
Cũng không bằng tép Dầu Đầm Vạc”
Đầm Vạc là nơi nằm ở trung tâm thành Phố Vĩnh Yên, được rừng thiên nhiên bao bọc, nơi cư trú lý tưởng của loài vạc, loài cò. Nhưng nổi tiếng hơn cả ở Đầm Vạc là tép Dầu, một món ăn thông dụng được nhiều người yêu thích. giá mỗi cân chỉ từ 130.000đ. Tép Dầu Đầm Vạc phần nhiều chỉ bằng cái lá tre, kích cỡ chiều dài của nó từ 5-7cm, chiều ngang chừng 1cm, khi trưởng thành thì bụng đầy ắp trứng. Cách chế biến món tép dầu khá đơn giản, thường có hai cách là kho và nấu canh. Trước khi kho hay nấu đều phải bóp bụng cá cho ra hết ruột rồi lấy nước muối pha loãng hòa nước nóng ấm rửa sạch sẽ. Tép Dầu thường nấu canh với dưa cải chua, dưa rau cỏ chua đồng Cốc hoặc mẻ. Đem kho cứng thì ngon hơn. Có thể kho với các loại rau quả tuỳ khả năng và sở thích của từng nhà, như dưa cải, cà bát muối, trám đen, dọc khoai sọ tươi hoặc đã phơi khô, nhất thiết phải kho bằng tương, nồi kho còn lót lá gừng tươi hoặc dăm lát gừng, tất cả đun nhỏ lửa đến cạn khô. Kho cách này, ăn vừa béo vừa bùi, vừa thơm, giữ được vị đậm, vị ngọt của loài tép này.
Địa chỉ: Nhà hàng quán Đầm Vạc – 71, Đường Lý Bôn, Phường Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Susu Tam Đảo
Nhờ được thiên nhiên ưu ái, khí hậu và vùng đất Tam Đảo rất thuận lợi cho việc trồng susu, loại cây này hầu như có mặt trong mọi nhà, nếu ai có dịp lên Tam Đảo sẽ thấy những đồi susu bạt ngàn, ngay cả hai bên vệ đường từng hàng susu lên nhìn rất đẹp mắt như muốn gọi mời du khách thập phương. Susu ở đây ngọn dài, mập, xanh tươi mơn mởn quanh năm. Với giá mỗi bó chỉ 15.000đ. Từ ngọn và quả susu, người dân nơi đây đã chế biến ra một số món ăn có hương vị thơm ngon, quyến rũ. Ngắt từng đoạn rau, từ búp, ngọn ra mỗi đoạn dài độ bốn đốt ngón tay, có thể lấy thêm một số lá non và vò cho mềm rồi rửa sạch, vớt ra rổ. Khi nước bắt đầu sôi, thả ngọn susu vào luộc như rau muống. Ngọn susu luộc chấm với nước ma-gi hoặc nước tương, pha tỏi tươi đập nhỏ cho hương vị mát, thơm và có vị ngọt. Ngọn susu có thể xào với thịt bò hay lòng gà. Quả susu gọt vỏ, rửa cho hết nhựa rồi luộc trong nước có pha chút muối trắng tinh chế. Sau luộc, mang susu ra chấm với muối lạc, muối vừng, ăn thấy vị bùi, thơm và mát.
Địa Chỉ: Chợ trung tâm thị trấn Tam Đảo
Cá thính Lập Thạch
Ai đã từng đến vùng Lập Thạch chắc hẳn không thể quên được món cá thính nơi đây. Với mức giá từ 150.000đ/1 hũ chắc chắn không làm bạn thất vọng khi ăn. Cá được người dân ở đây chọn để làm thính thường là loại cá to, thường cá mè là loại cá làm thính ngon nhất. Vì cá mè to bản và cũng dễ kiếm, tiết kiệm tiền mua, cá mang về rửa sạch, cắt khúc, không cạo vảy, trên mỗi miếng cá khía hai đường nhỏ để dễ việc ướp muối và rắc thính, sau đó ướp cá với muối rồi cho vào chum đậy kín để khoảng mười ngày cho cá ngấm muối, sau đó lấy cá ra ép hết nước muối và để miếng cá ráo nước, bề mặt cá se se lại. Còn lớp thính được làm từ ngô hoặc gạo tẻ, gạo nếp và đỗ tương rang vàng, Rang thính là cả một “nghệ thuật” bởi đòi hỏi sự khéo léo và tính kiên nhẫn, lửa phải nhỏ liu riu và rang đều tay thì hạt ngô mới vàng đều và có độ giòn thơm, thính để làm cá không không được giã thành bột mà là những hạt ngô vỡ nhỏ như hạt tấm, như thế thính mới hút nước trong cá tốt được.
Sau khi cá được ướp đủ ngày thì lấy cá ra chuẩn bị cho bữa ăn. cá thính rán dậy mùi thơm ngậy, beo béo. Mùi thơm của lớp thính vàng quyện với vị chua của thịt cá tạo nên hương vị rất riêng biệt cho món ăn.
Địa Chỉ: Các bạn có thể đến tại Làng Văn Quán – Lập Thạch để có thể chứng kiến tận mắt cách làm cũng như thưởng thức món ăn này.
Lợn đồi nướng xiên – Tam Đảo
Nằm ở giữa thị trấn Tam Đảo – Vĩnh Phúc, lợn đồi Tam Đảo rất nổi tiếng. Nó không như lợn nhà và cũng không như thịt heo rừng, lợn tộc nuôi ở các trang trại dưới đồng bằng, đây là loài lợn rừng chính gốc, được người thiểu số ở đây săn bắt từ nhiều năm trước rồi họ quây chuồng thả nuôi trong rừng trên diện tích rộng, lâu ngày sinh sản nhiều lên. Vì vậy thịt rất thơm ngon, ăn không bị ngấy, cùng với đó với cách chế biến công phu của những người bản địa nơi đây càng như tô điểm thêm vị đậm đà cho món ăn tuyệt hảo này.
Nếu có dịp mời các bạn Đến tại quán nướng Bình Dân – tại Trung Tâm chợ thị trấn Tam Đảo.
Dứa Tam Dương
Tam Dương là vùng đất nổi tiếng nghề trồng dứa với diện tích canh tác lớn nhất trong tỉnh, các loại dứa ở đây đều có đặc trưng riêng như dứa mật nhiều nước và rất ngọt. Giá bán dao động từ 10.000đ đến 20.000đ/1kg. Dứa mỡ gà ruột màu vàng nhạt, vị chua. “Dứa Hướng Đạo” quả nhỏ, ruột dòn, vị ngọt mà dốt dốt chua, ăn ngon nhất… Du khách đến đây sẽ được tận chứng kiến tận mắt những vườn dứa bạt ngàn, tha hồ ăn cho đến no bụng người dân quê đấy rất hiếu khách sẽ mang đến cho các bạn những kỉ niệm khó quên.
Địa Chỉ: xã Hợp Hòa – huyện Tam Dương.
Chè kho Tứ Yên Lập Thạch
Nhắc tới chè chắc không còn xa lạ với mỗi chúng ta, nhưng để mà đọng lại trong ký ức thì không có nhiều, tuy nhiên nếu đã 1 lần thưởng thức món chè Tứ Yên thì khó ai có thể quên được mùi vị của nó. Cách nấu chè kho khá đơn giản: đậu xanh, đồ chín, giã nhuyễn hòa đường trắng với nước đun sôi để nguội rồi trộn đậu và nước đường với nhau rồi nhào cho thật đều tay. Hay bạn có thể cho đậu xanh giã nhuyễn vào nước đường đun sôi, nấu từ từ cho đường và đậu hòa quyện vào nhau. Đơm chè bằng muỗng ra đĩa nhỏ qua miếng lá chuối đã chuẩn bị sẵn, dùng tay nén cho đĩa chè kho được tròn, mịn và chặt là bạn đã có món chè thơm ngon. Đĩa chè có màu vàng tươi, mịn màng của đỗ giã nhuyễn, lấm tấm màu nâu của vừng phủ bên trên, vị chè ngọt đậm khác hẳn với những loại chè khác. Thưởng thức chè kho đúng cách nhất là nhâm nhi với trà sen.
Địa chỉ: Làng Tứ Yên – Huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc.
Hãy Là Người Trả Lời Câu Hỏi Đầu Tiên