Châu Á đã chịu ảnh hưởng từ phương Tây trên nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn giữ lại nhiều nét văn hóa độc đáo, tạo nên dấu ấn riêng của mỗi quốc gia. Cùng nhìn lại 10 điều thú vị về châu Á với Toplist nhé!
Đôi bàn tay ma thuật
Người Ấn Độ ăn bằng tay phải, lau bằng tay trái. Một trong những phong tục thú vị nhất ở Ấn Độ là họ chỉ ăn bằng tay phải của mình. Lý do là họ dùng tay trái để sử dụng cho các việc vệ sinh thân thể. Để vệ sinh tay, người Ấn Độ không dùng giấy mà dùng đổ vào tay trái một ít nước để làm sạch. Ngoài các khách sạn hoặc nhà hàng phục vụ khách phương Tây thì thật sự rất khó để tìm giấy vệ sinh ở các nhà vệ sinh khắp đất nước này. Người dân tại đây cho rằng tại sao bạn lại muốn dùng giấy trong khi bạn có bàn tay trái rất hoàn hảo? Thêm vào đó là đối với vấn đề ăn uống, việc sử dụng tay trái được xem là hành động xúc phạm. Ngược lại, với bàn tay trái, bạn có thể sử dụng để làm một số việc khác như cầm giữ tiền bạc hoặc dùng để bắt tay chào hỏi.
Người Ấn Độ cho rằng việc ăn bằng tay không chỉ giúp lấp đầy dạ dày mà còn “nuôi dưỡng” tinh thần của mỗi người. Khi chạm trực tiếp vào thức ăn bằng tay, bạn tạo ra sự kết nối về thể chất và tinh thần với món ăn. Dân gian Ấn Độ quan niệm 5 ngón tay đại diện cho 5 yếu tố giúp tạo thành vũ trụ gồm: Không gian, không khí, lửa, nước và đất. Người Ấn Độ tin rằng nếu 5 yếu tố này kết hợp với nhau khi bạn ăn, sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
Quá đông về dân số
Trung Quốc và Ấn Độ có một phần ba dân số thế giới. Trung Quốc được biết đến là nước có dân số đông, trên thực tế kích thước này cũng rất đáng kinh ngạc. Chỉ riêng tỉnh Tứ Xuyên đã có dân số lớn hơn Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Guatemala, Áo, Malaysia, New Zealand, Úc, và Canada cộng lại – và Tứ Xuyên mới chỉ là một trong bốn tỉnh lớn nhất của đất nước. Trong thực tế, Ấn Độ và Trung Quốc hợp lại chiếm hơn một phần ba dân số toàn thế giới – khoảng 2,5 tỉ người (2012). Và tổng số người đó vừa khít trong một khu vực có diện tích lớn gần bằng nước Mỹ.
Hai phần ba dân số hiện đang sống ở các quốc gia mà trung bình mỗi phụ nữ có khoảng 2 con, giảm so với mức trung bình 5 con vào năm 1950. Dân số từ 65 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng 6% trên toàn cầu cho đến năm 2050. Chỉ có 8 quốc gia sẽ chiếm một nửa mức tăng dân số thế giới vào năm 2050 và các quốc gia này chủ yếu tập trung ở Châu Phi và Nam Á: Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Tanzania.
Hai khu vực đông dân nhất thế giới vào năm 2022 là Nam và Đông Á, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm phần lớn dân số ở các khu vực này với 1,4 tỷ mỗi khu vực. Mặc dù Trung Quốc có nhiều dân số hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng dân số của nước này sẽ bắt đầu giảm vào năm 2023 và Ấn Độ sẽ sớm vượt qua nó.
Béo phì được xem là bất hợp pháp ở Nhật
Nước Nhật gần đây được xem là một quốc gia kỹ nghệ hóa siêu gầy trên thế giới. Họ đề ra một lý do rất chính đáng cho điều đó là đạo luật chống lại việc trở nên béo phì. Luật Nhật Bản ban hành người đối với người đàn ông trên 40 tuổi không thể có vòng eo lớn hơn 33,5 inches (tương đương 85cm). Phụ nữ thì được phép có vòng eo lớn hơn một chút với 35, 4 inches (tương đương 90cm). Tại sao lại như vậy? Lý do mà họ đưa ra đó là người mảnh mai thì khỏe mạnh hơn và đây là một sự nỗ lực hướng đến cuộc chiến chống lại lượng cholesterol cao và vấn đề tăng huyết áp. Người nào vượt qua quy định về số vòng hợp pháp đã đề ra thì phải trải qua tư vấn và chế độ ăn kiêng phê duyệt của chính phủ. Các công ty có số lượng lớn nhân viên thừa cân sẽ phải đóng phạt, đây là cách thức hướng tới việc chăm sóc sức khỏe cho những người cao niên.
Chiến lược này vấp phải một số chỉ trích, tuy nhiên chính phủ Nhật Bản đã thể hiện sự cứng rắn khi đứng trước thách thức lớn về sức khỏe người dân. Điều này cũng xuất phát từ lo ngại về chi phí khổng lồ liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho dân số già trên cả nước (ngày càng tăng). Nhật Bản cũng có tỷ lệ sinh thấp, đồng nghĩa với việc nhóm công dân nộp thuế trẻ đang giảm dần.
Trung Quốc chỉ có một múi giờ
Trung Quốc rộng khoảng 3,200 dặm (tương đương 5,200km), là nơi rộng lớn đủ để bao phủ khoảng 5 múi giờ tách biệt (Mỹ thì có 4 múi giờ). Mặc dù thế, Trung Quốc chỉ có 1 múi giờ kể từ cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949. Lý do của hành động đó chủ yếu là do yếu tố chính trị. Trung Quốc là một lãnh thổ cực kì rộng lớn, và sau 20 năm nội chiến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa muốn gửi đến mọi người sự đoàn kết. Thật không may, thực tế là trong khi thủ đô đồng hồ. Hệ thống này vẫn duy trì cho tới ngày nay, mặc dù người dân Tân Cương đã đặt nền mBắc Kinh đang ngắm Mặt Trời mọc lúc 6 giờ sáng thì khu vực phía Tây như Tân Cương không thể nhìn thấy hoàng hôn trong hơn 2 giờóng và tạo nên múi giờ riêng không chính thức của họ, múi giờ lệch 2 giờ so với chuẩn thời gian Trung Quốc. Nhưng Chính Phủ Trung Quốc không công nhận điều này.
Chính sách này tạo ra không ít điều vô lý trong cuộc sống thường nhật của người dân ở những tỉnh miền tây xa xôi của Trung Quốc, nơi mặt trời lặn lúc nửa đêm vào mùa hè và mọc khi đồng hồ điểm 10h sáng vào mùa đông. Một lữ khách đi từ đèo Wakhjir, Afghanistan sang Trung Quốc sẽ phải vặn đồng hồ nhanh hơn 3 tiếng 30 phút khi chỉ vừa bước một chân qua biên giới.
Trẻ con ở Trung Quốc
Trẻ em Trung Quốc được đặt tên sau các sự kiện. Vào năm 1992, Trung Quốc đề nghị đăng cai Thế vận hội 2000. Cùng năm đó, 680 người Trung Quốc đã đặt tên những đứa con mới sinh của họ Aoyun, dịch sang trực tiếp có nghĩa là “Olympic”. Hơn 4000 người đã tiếp tục đặt tên đó cho con mình hơn mười lăm năm tiếp theo sau đó. Và con số này tăng đột biến lớn khi có thông báo rằng Trung Quốc sẽ đăng cai thế vận hội Olympic năm 2008. Nhưng đây cũng không phải là vấn đề quá xa lạ đối với nhữ
ng ông bố bà mẹ Trung Quốc khi đặt tên con mình sau các sự kiện hoặc phong trào chính trị. Có thể coi đây là kĩ thuật đặt tên cho trẻ em ở Trung Quốc – mặc dù có nhiều sự khác nhau nhưng theo thống kê đăng kí tên của người Trung Quốc thì tên gọi thông dụng thường có dạng chung như: “bảo vệ Trung Quốc” hoặc “xây dựng quốc gia”.
Nhiều người Trung Quốc đặt tên con dựa trên các sự kiện lịch sử. Những bé trai được sinh ngay sau ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949 đều được đặt tên là 建国 (Jianguo), có nghĩa là sự thành lập của một quốc gia độc lập. Còn với những đứa trẻ được sinh vào ngày Quốc Khánh của đất nước (1/10 hàng năm), chúng sẽ được đặt tên là 国庆 (Guoqing), mang nghĩa lễ ăn mừng trong tiếng Trung.
Trung tâm mua sắm thương mại lớn nhất
Trong những thập kỷ gần đây, châu Á đã tăng trưởng nhảy vọt và dường như vượt qua phương Tây. Dubai Mall ở Dubai – trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, mở cửa từ tháng 11 năm 2008 với tổng diện tích lên đến 1,12 triệu m2. Trung tâm thương mại này có sức chứa 1200 cửa hàng đến từ những thương hiệu sang trọng như Rolex, Canali, Victoria’s Secret,… Bên cạnh đó, Dubai Mall còn có khu rạp chiếu phim 22 màn hình, bể sinh vật biển sống động, sân trượt băng tiêu chuẩn Olympic cùng nhiều hoạt động giải trí khác.
West Edmonton Mall, Canada – trung tâm thương mại lớn nhất khu vực Bắc Mỹ, được xây dựng từ năm 1981, là khu vực có diện tích lớn thứ 10 trên thế giới, với tổng diện tích khoảng 490.000m2. Đây là địa điểm vui chơi giải trí với công viên nước trong nhà lớn nhất thế giới, sở hữu 800 cửa hàng, rạp chiếu phim, sân bowling, sân trượt băng, sân Golf 18 lỗ cùng với 100 địa điểm ăn uống.
Central World là trung tâm mua sắm lớn nhất ở Thái Lan, mở cửa vào năm 1990 với 495 gian hàng có trong tổng diện tích lên đến 550.000m2. Trong trung tâm thương mại này có cao ốc văn phòng, khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị và khu vực đậu xe. Ngoài ra, nơi đây còn các cửa hàng thời trang thương hiệu lớn, sân trượt băng, khu vui chơi, thẩm mỹ viện cũng như thực phẩm nhập khẩu.
Lễ Giáng Sinh
Không chỉ ở các nước phương Tây, lễ Giáng sinh ngày nay còn phổ biến ở các quốc gia châu Á với nhiều nét văn hóa độc đáo, thú vị. Bắc Triều Tiên tổ chức “phiên bản” giáng sinh theo cách riêng. Ở Bắc Hàn, người dân không tổ chức lễ giáng sinh. Đối với người dân Bắc Hàn, giáng sinh vẫn còn là một thứ gì đó gần giống với một hành động của chiến tranh hơn là một buổi lễ kỉ niệm. Nên thay vì bắt tay vào các ngày lễ giáng sinh, người dân Bắc Hàn sẽ bắt tay vào chúc mừng ngày sinh của mẹ Kim Jong Il, người mà có ngày sinh vào ngày 24 tháng 12. Bên cạnh ngày sinh mẹ của Kim Jong, Bắc Triều Tiên còn kỉ niệm “ngày hiến pháp”, ngày 27 tháng 12, và vào năm mới họ giữ việc diễu hành đến viếng thăm nơi an nghỉ của Kim Il Sung (người bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên ) dưới dạng xác ướp.
Vào dịp Noel, người Nhật thường tặng quà cho nhau. Trẻ em được bố mẹ tặng quà, đồng nghiệp cũng gửi nhau những món quà ý nghĩa… Lễ Giáng sinh ở Nhật thường gần với ngày Tết truyền thống Shogatsu được người dân xứ Phù Tang mong đợi nhất trong năm. Ngoài ra, sinh thần của Nhật Hoàng (23/12) cũng gần thời điểm diễn ra lễ Giáng sinh nên không khí những ngày cuối năm ở xứ Mặt Trời mọc rất đông vui, tấp nập.
Ngày sinh nhật chung
Năm mới của người Việt Nam được coi như ngày sinh nhật của tất cả mọi người. Năm mới hay còn gọi là Tết ở Việt nam diễn ra hằng năm thời điểm gần cuối hoặc vào cuối của mùa đông. Tết bắt đầu vào ngày mùng 1 của âm lịch, ngày này thường là rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch. Trong những sự khác biệt của Tết truyền thống, một năm mới cũng được xem là chúc mừng một sự khởi đầu mới. Giống với người Hàn Quốc, người Việt Nam tính tuổi theo số năm mới trong âm lịch mà họ đã từng sống. Như vậy một đứa trẻ sẽ chính thức bước vào một tuổi vào ngày Tết đầu tiên của nó. Thậm chí đứa trẻ chỉ sinh vài ngày trước đó, thì qua Tết, bé cũng được tính là thêm một tuổi mới!
Sinh nhật đánh dấu sự có mặt của ta với thế giới, là ngày đầu tiên ta được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đây là giây phút thiêng liêng, có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Bên cạnh đó, ngày sinh nhật cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Ngày con chào đời cũng là ngày mẹ trải qua những phút giây vượt cạn gian nan nhất, là ngày cha mẹ khắc khoải mong chờ suốt 9 tháng 10 ngày. Sau đó là những chuỗi ngày con được cha mẹ dạy dỗ, nuôi lớn bằng cả tấm lòng.
Lễ hội té nước của Thái Lan
Nói về năm mới truyền thống, thì năm mới của Thái được bắt đầu từ ngày 13 đến hết ngày 15 của tháng tư. Tết tại đất nước này được biết đến với lễ hội Songkran, lễ hội này được coi như là “một sự chiêm tinh” của người Thái. Điểm thu hút chính của lễ hội là bạn sẽ bị phun vào mặt một hỗn hợp gồm nước và bột mì hoặc bột talc. Bản thân lễ hội đã có ý nghĩa về tâm linh – nước được té lên các tượng phật, sau đó mọi người có thể lấy những giọt nước chảy xuống và đổ lên những người mà họ yêu thương để mang đến may mắn. Trong những ngày này, nước có thể sử dụng miễn phí, đối với các khẩu súng nước thì được bán khắp mọi nơi và cho mọi người trên lối xuống các con phố, nơi mà có nhiều người đi ngang qua. Du lịch Thái Lan.
Bên cạnh đó, người ta còn lên chùa dự lễ tắm Phật, mang trái cây và các món ăn chay cúng dường cho các vị sư, phóng sinh; sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi cuối cùng sẽ đến phần vừa là lễ, nhưng cũng vừa là hội của Songkran: lấy nước thơm phun lên người nhau để chúc phúc. Ngoài ra, người Thái Lan còn tổ chức nhiều cuộc diễn hành, các cuộc thi sắc đẹp… để tăng thêm phần không khí cho lễ hội. Lễ hội té nước Thái Lan thường mang tính chất cộng đồng nhiều hơn là tính nội bộ đoàn viên như những dịp tết cổ truyền của Việt Nam, Trung Quốc… Do đó, hội té nước Songkran đồng thời cũng là mộ
t dịp lễ lý tưởng của du lịch Thái Lan để du khách tới chứng kiến và cùng hòa mình vào ngày hội.
Hãy Là Người Trả Lời Câu Hỏi Đầu Tiên