Gods of Egypt
“Những vị thần Ai Cập đã trở thành bom xịt” khi ra rạp ở Bắc Mỹ. Ods of Egypt có màn khởi đầu không thể tệ hơn. Có mặt tại 3.117 cụm rạp, tác phẩm thần thoại chỉ thu được 13,4 triệu USD. Điều đáng nói là kinh phí sản xuất của bộ phim lên tới 140 triệu USD và hãng Lionsgate từng hy vọng đây là thương hiệu thay thế cho The Hunger Games mới kết thúc hồi cuối năm 2015.
Gods of Egypt do Alex Proyas, tác giả của nhiều bộ phim nổi tiếng như The Crow (1994) hay Dark City (1998), thực hiện. Chuyện phim xoay quanh chuyến hành trình gian khổ của thần Horus (Nikolaj Coster-Waldau) và chàng trai trẻ Bek (Brenton Thwaites), với nhiệm vụ chấm dứt sự cai trị của thần Set (Gerard Butler) để giải cứu Ai Cập. Thất bại của Gods of Egypt tại quê nhà Bắc Mỹ vốn được dự báo từ trước. Công chúng từng có phản ứng dữ dội về việc Lionsgate chọn toàn diễn viên da trắng để sắm vai người Ai Cập. Tiếp đó, trailer phim không nhận được phản ứng tích cực, còn đơn vị sản xuất cũng không mặn mà trong việc quảng bá dự án.Lúc này, phản ứng từ cả khán giả lẫn giới phê bình đều không mấy tích cực. Phim nhận được điểm số 13% trên chuyên trang tổng hợp Rotten Tomatoes và điểm B- theo điều tra khán giả của Cinema Score. Trailer bộ phim ‘Các vị thần Ai Cập’: “Gods of Egypt” là bom tấn giả tưởng, kể về những cuộc tranh đấu ngai vàng giữa các vị thần, cũng như sự nổi dậy của một chiến binh anh hùng người trần mắt thịt.
Snow White and the Huntsman
Cuối tuần qua, phần tiếp theo của Snow White & The Huntsman (2012) chính thức khởi chiếu tại thị trường Bắc Mỹ nhưng chỉ thu được vỏn vẹn chưa đầy 20 triệu USD, trong khi kinh phí đầu tư sản xuất cho bộ phim lên tới 115 triệu USD (chưa tính các chi phí dành cho việc marketing và quảng bá).
Tờ Variety cho rằng thất bại có thể giết chết thương hiệu điện ảnh lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích kinh điển Bạch Tuyết và bảy chú lùn, cũng như khiến hãng Universal lỗ khoảng 70 triệu USD. Một số nguồn tin nội bộ thì dự đoán mức lỗ của The Huntsman: Winter’s War sẽ chỉ rơi vào khoảng 30-40 triệu USD, sau khi phim thu thêm lợi nhuận từ các định dạng băng đĩa và tiện ích giải trí tại gia.The Huntsman.
Winter’s War đã được trình chiếu tại một số thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam. Phim vẫn còn hai thị trường lớn chưa ra mắt là Hy Lạp và Nhật Bản.Song, giới quan sát phòng vé dự đoán phim chỉ có thể mang về 55 triệu USD nội địa và 150 triệu USD ngoại địa cho Universal.
Nếu như chỉ kiếm được 200 triệu USD toàn cầu, Winter’s War sẽ đạt thành tích chỉ bằng khoảng một nửa so với Snow White & The Huntsman cách đây ba năm.Tính đến ngày 26/4, doanh thu toàn cầu của Winter’s War dừng ở mức 98 triệu USD.Thành tích 19,4 triệu USD ra mắt tại quê nhà Bắc Mỹ hồi cuối tuần trước kém Snow White & The Huntsman tới 65% trong khoảng cùng kỳ thời gian.
Teenage Mutant Ninja Turtles
MNT phiên bản đầu tiên vào 2014 vốn đã không thành công như mong đợi khi nó bị các fan đánh giá là “làm mất cảm xúc như thời họ còn xem lúc nhỏ”, “một thứ lố bịch mang mác TMNT”… Và giờ đây, khi đến cả phần 2 cũng không được đánh giá cao kể cả về chuyên môn và doanh thu thì dự án reboot của TMNT chính thức ngừng lại. Giám đốc sản xuất của phim, Andre Form cho biết:
Khi teaser đầu tiên của phim công bố tại Super Bowl, nó đã khiến cho chúng tôi có rất nhiều hi vọng về những gì đã làm, đáng tiếc vì 1 vài lý do nào đó nó không tìm được khán giả như bản đầu tiên. Chúng tôi đã nói rất nhiều về điều này và tìm cách sửa chữa nó. Tuy nhiên, cuối cùng thì không thể làm được.
Chúng tôi thực sự không thể.Đội ngũ đã chờ đợi sản phẩm này ra mắt từ rất lâu. Chúng tôi đã xây dựng 1 kịch bản mới, với nhiều nhân vật mới mà vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi từ những sản phẩm cách đây 10 năm, 20 năm. Nhưng sau khi biết được sự đón nhận rất kém của người xem, chúng tôi nhận ra rằng, làm thế vẫn là chưa đủ và chắc chắn mọi thứ đã có cái gì đó sai khiến người xem quay lưng.
Nếu phiên bản 2014, TMNT bị đánh giá là tương đối tệ về mặt nội dung nhưng vẫn thu về $493.3 triệu đô thì phần thứ 2, Out of the Shadows chỉ thu về có vỏn vẹn $245.6 triệu đô mà thôi. Hầu hết, người dùng trên các trang đánh giá lớn như IMDb, Metacritic hay Rottens Tomato đều cho rằng TMNT reboot là một thất bại về mặt chuyên môn khi chẳng có gì đặc sắc và làng nhàng như bao sản phẩm phim “bom xịt” kĩ xảo khác.
Jack Reacher
Đối với khán giả đại chúng, Jack Reacher: Never Go Back không phải là bộ phim dở. Cốt truyện của phim không quá đặc sắc nhưng có đủ thắt mở lẫn bất ngờ, dù một số tình tiết cũng khá dễ đoán. Tom Cruise dù chẳng giống những gì nhà văn Lee Child miêu tả Reacher trong tiểu thuyết nhưng phần diễn xuất của nam tài tử cũng không tệ. Phần thể hiện của Cobie Smulders khá tốt. Cô thể hiện thuyết phục nhân vật Turner, một nữ quân nhân rất cứng rắn, bản lĩnh nhưng không mất đi sự nữ tính. Có thể nói đây là vai diễn đáng nhớ nhất của cô kể từ sau thoát khỏi sân chơi phim truyền hình. Vai Maria Hill của cô trong Avengers thực sự nhạt nhòa. Trong khi đó, nữ diễn viên trẻ Danika Yarosh trong vai Samantha – cô con gái “hờ” của Reacher đã có một vai diễn khá lửng lơ. Nhân vật này gây rắc rối nhiều hơn là gây cảm tình cho dù các nhà làm phim đã tạo ra một quá khứ khá bi đát để khán giả có thể đồng cảm. Khó có thể đổ lỗi hoàn toàn cho phần diễn xuất của Danika bởi kịch bản đã làm khó cho vai diễn này, nhưng có lẽ cô cần cố gắng hơn nữa với các vai diễn trong tương lai.
Song, điểm trừ lớn nhất của phim là việc các nhân vật liên kết với nhau khá lỏng lẻo. Reacher và Turner chỉ là những đồng nghiệp bình thường, không hơn không kém. Quan hệ của họ không tiến lên một mức nào cao hơn trong suốt bộ phim và mâu thuẫn được họ tạo ra cũng không mấy căng thẳng. Cùng lúc đó, liên kết “bố con hờ” của Reacher và Samantha cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Phần hành động cũng là một điểm trừ khác của Never Go Back. Khá nhiều cảnh đối kháng trong phim sử dụng rất nhiều những góc quay cận làm khán giả khó theo dõi được. Và không ít trong số chúng xảy ra mà chẳng có lý do thuyết phục, điển hình là cảnh Reacher bị vây bởi một đám côn đồ nguy hiểm tại khu nhà kho hoặc cảnh 2 nam nữ chính thoát khỏi nhà tù một cách dễ dàng tới ngớ ngẩn. Nếu trông chờ những cảnh
hành động hoành tráng hay đặc sắc thì bộ phim này có thể làm bạn thất vọng.
Dòng phim lãng mạn của Nicholas Sparks
Đơn vị sản xuất Nicholas Sparks Productions chuyên chuyển thể các tác phẩm văn học lãng mạn lên màn ảnh sẽ ngừng hoạt động trong thời gian tới.
Đại diện của nhà văn Nicholas Sparks thông báo hãng sản xuất Nicholas Sparks Productions chuẩn bị đóng cửa sau bốn năm hoạt động.Đơn vị trực thuộc công ty mẹ Warner Bros., chuyên trách công việc chuyển thể các cuốn tiểu thuyết lãng mạn của Sparks thành phim điện ảnh và phim truyền hình.Người đứng đầu xưởng phim chính là nhà văn Nicholas Sparks, cùng với cộng sự lâu năm Theresa Park. Kể từ năm 1999, đã có tổng cộng 11 cuốn tiểu thuyết của ông được chuyển thể lên màn ảnh rộng.
Trên thực tế, chỉ có 8 trong số đó thu lãi và các phim gần đây gồm The Best of Me (2014), The Longest Ride (2015) cùng The Choice (2016) không còn tìm thấy sự đồng cảm từ phía công chúng. Hậu quả là công ty sản xuất phim của Nicholas Sparks mới đóng cửa và sẽ không có một tác phẩm điện ảnh nào dựa trên nguyên tác văn học của ông ra rạp trong năm sau.
Ghostbusters
Ghostbusters là một tượng đài văn hóa tại nước Mỹ, nhưng dự án tái khởi động thương hiệu bị công chúng phản đối từ lúc chưa bấm máy do ê-kíp sản xuất thay đổi giới tính nhóm nhân vật chính từ nam sang nữ. Luồng ý kiến gay gắt tới nỗi trailer của bộ phim năm 2016 hiện là video nhận nhiều lượt dislike nhất trên mạng xã hội YouTube. Giới phê bình không chỉ trích Ghostbusters, nhưng khán giả không chịu đến rạp xem bộ phim. Doanh thu phim chỉ là 229 triệu USD so với kinh phí 145 triệu USD, và giờ Sony đang lên kế hoạch thực hiện phim hoạt hình mới cho Ghostbusters, thay vì phần hai với các danh hài Melissa McCarthy, Kristen Wiig.
Các phim hài của Garry Marshall
Đã có thời Garry Marshall là bảo chứng phòng vé khi ông cho ra đời nhiều tác phẩm hài hước, lãng mạn ăn khách như Pretty Woman (1990) hayPrincess Diaries (2001). Mother’s Day năm nay là tác phẩm tiếp theo thuộc chuỗi phim về các ngày lễ lớn trong năm, mà trước đó là Valentine’s Day (2010) và New Year’s Eve (2011). Điểm chung của ba phim là chúng đều không được lòng giới phê bình khó tính, còn điểm khác làMother’s Day không kiếm nổi 50 triệu USD toàn cầu. Thật buồn khi đó cũng là bộ phim cuối cùng của Marshall khi vị đạo diễn mới qua đời hồi tháng 7, hưởng thọ 81 tuổi.
Alice in Wonderland
Alice Through the Looking Glass đã có màn ra mắt đầy thảm hại tại thị trường Bắc Mỹ với doanh thu lẹt đẹt chỉ 28,1 triệu USD sau 3 ngày công chiếu. Quả bom “xịt” của Disney đã hoàn toàn bị đánh bại bởi đối thủ nặng ký X – Men: Apocalypse – bộ phim về các dị nhân thu về 65 triệu USD sau ba ngày cuối tuần.
Thời điểm công chiếu bộ phim cũng không được lên kế hoạch một cách thông minh, khi bộ phim ra rạp thì cùng lúc đó là The Angry Brids Movie và Finding Dory là hai bộ phim hoạt hình vô cùng được đón đợi và sự thật nó đã gây nên cơn sốt tại các phòng vé.
Giới phê bình phim đánh giá yếu tố dẫn tới thất bại của Alice Through the Looking Glass chính bởi Disney tham lam, muốn trục lợi từ thành công cũ của phần 1. Phần đầu “Alice in Wonderland trở thành một trong những bộ phim ăn khách nhất năm 2010 là động lực cho Disney ra mắt phần 2 với kỳ vọng tiếp tục hốt bạc khủng. Đây không phải lần đầu tiên Disney làm phim nhiều phần, ngược lại đây là một “thói quen ưa thích” của hãng. Một cốt truyện có thể là nguồn cảm hứng cho rất nhiều bộ phim, phần phim được ra đời. Tuy nhiên, có phim thành công, có phim thất bại – trò chơi này là một canh bạc lớn. Quá chán với nội dung, nhân vật quen thuộc; không có tính đột phá; yêu cầu sự xuất hiện các tình tiết nhân vật mới… có hàng nghìn lý do khiến seri phim nhiều phần trở thành cuộc chơi khó “ăn” với các nhà làm phim. Chính các nhà sản xuất phim Disney thừa nhận rằng hãng đã nhận nhiều trái ngọt cho kiểu làm phim này, và Alice Through the Looking Glass là một trái đắng.
Blair Witch
Thương hiệu phim kinh dị Phù thủy Blair bất ngờ trở lại khi Lionsgate thực hiện tập phim mới, kể tiếp những sự kiện xảy ra 15 năm sau The Blair Witch Project (1999). Trên thực tế, Blair Witch gặt hái thắng lợi khi kiếm 44,3 triệu USD, so với nguồn ngân sách chỉ vỏn vẹn 5 triệu USD. Nhưng hãng Lionsgate rõ ràng mong chờ nhiều hơn thế, bởi bộ phim đầu tiên từng mang về gần 250 triệu USD. Việc giới phê bình đồng loạt chỉ trích Blair Witch cũng có thể khiến ê-kíp sản xuất lại rời bỏ thương hiệu trong tương lai gần
The Divergent Series
Loạt phim “Divergent” (Dị biệt) đã từng gây tiếng vang khi mới ra mắt. Phim được đem ra so sánh với “The Hunger Games” (Đấu trường sinh tử), dù vậy, kết cục của “Dị biệt” cho thấy một nỗi thất vọng lớn. Nhà phân phối phim của “Dị biệt” – Lionsgate – cho biết nhiều khả năng tập phim cuối cùng của loạt phim này sẽ không ra rạp, mà thay vào đó sẽ được chiếu trên truyền hình.
Trong bộ tiểu thuyết ba tập nguyên gốc, tập cuối “Allegiant” (Những kẻ trung kiên) đã được nhà sản xuất phim tách ra thành hai tập phim điện ảnh. Phần I – “The Divergent Series: Allegiant” (2016) – đã nhận được kinh phí đầu tư 110 triệu đô nhưng chỉ thu về gần 180 triệu đô, một con số gây thất vọng và bị coi là lỗ nhẹ.
Vì vậy, với phần 2, nhà phân phối không muốn mạo hiểm cho ra rạp để rồi gánh một kết cục còn gây thất vọng hơn nữa, vì vậy, “The Divergent Series: Allegiant II” được đổi tên thành “The Divergent Series: Ascendant” (Uy lực – 2017) để ra mắt trên màn ảnh nhỏ và từ đó, sẽ mở ra một loạt phim truyền hình xây dựng dựa trên loạt phim điện ảnh “Dị biệt”.
Tình huống đáng thất vọng này thực tế lại không gây nhiều bất ngờ, bởi cơn sốt mà “Dị biệt” tạo ra không thể nào so sánh với cơn sốt mà “Đấu trường sinh tử” từng tạo nên. Cơn sốt của “Dị biệt” đã giảm nhiệt sâu ở tập phim thứ 3 – “Những kẻ trung kiên” (2016).
Việc quyết định từ một bộ phim điện ảnh đang được quảng bá hấp dẫn sang một bộ phim truyền hình đã gây ra những hậu quả đáng tiếc. Một số diễn viên nổi tiếng lo ngại hình ảnh của họ bị hạ thấp nên có ý định bỏ vai. Dù sao đây là một quyết định đầy sự thất bại.
Hãy Là Người Trả Lời Câu Hỏi Đầu Tiên