Đại tiện ra máu có thể không kèm theo triệu chứng nào khác và nhiều người chủ quan cho rằng chỉ là “nóng trong”, bốc hỏa thông thường. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức để điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Người bệnh nên lưu ý một số điều quan trọng khi đại tiện ra máu.
Đại tiện ra máu là gì?
Đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng bất thường cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm ở hậu môn và trực tràng. Hậu môn chảy máu sau phân hoặc trong phân có lẫn máu, thường gặp ở đoạn đường tiêu hóa (chảy máu kết tràng và trực tràng). Máu khi đại tiện có thể đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc đen tùy vào bộ phận mắc bệnh bị chảy máu, lượng máu và thời gian máu đọng.
Đại tiện ra máu vốn là một căn bệnh khá phổ biến và bắt gặp ở nhiều lứa tuổi. Bệnh nhân mắc bệnh đại tiện ra máu có thể là máu tươi hoặc máu ra cùng phân đen. Trường hợp đại tiện ra máu tươi thường là do thương tổn khởi điểm từ hậu môn, đại tràng và trực tràng. Còn trường hợp máu ra có màu thậm chí lẫn trong phân thì đó là dấu hiệu của những tổn thương do xuất huyết ống tiêu hóa.
Cách khắc phục đại tiện ra máu
Nếu đại tiện ra máu vẫn kéo dài, ngay cả khi bạn đã thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt và làm việc, thì bạn cần phải đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.
Xây dựng thói quen sinh hoạt và làm việc lành mạnh, có thể giúp người bệnh nhanh khỏe hơn. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia dành cho bệnh nhân:
- Hình thành thói quen đại tiện: Cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi khi đi ngoài nhằm phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn phát sinh, nên đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, không rặn khi đại tiện.
- Hình thành thói quen vận động bằng cách tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu và nhu động ruột hậu môn, thúc đẩy tiêu hóa.
- Chữa ngay táo bón bằng cách tăng cường bổ sung chất xơ hàng ngày, đi đại tiện một giờ cố định, ưu tiên các thảo dược dân gian trị táo bón như diếp cá, rau má, đường quy…
- Giữ tâm trạng thoải mái: Tâm trạng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của niêm mạc ruột, sự lưu thông của máu, khiến bệnh trĩ (nếu có) trở nặng thêm.
- Uống nước hàng ngày đúng và đủ phù hợp nhu cầu cơ thể giúp chuyển hóa năng lượng cần thiết.
Điều trị đại tiện ra máu phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý. Nếu đại tiện ra máu do bệnh trĩ thì có thể điều trị bằng thuốc bôi, thuốc uống, cắt hoặc đốt trĩ. Nếu đại tiện ra máu do polyp hậu môn thì bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật cắt cuống polyp nếu cần thiết.
Một số lưu ý khi đại tiện ra máu
Đại tiện ra máu rất nguy hiểm nên người bệnh không nên xem nhẹ, nên đi điều trị nhanh chóng trước khi bệnh gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe: thiếu máu trầm trọng, mắc những bệnh lý hậu môn – trực tràng nguy hiểm, ung thư hậu môn,…Hơn hết, người bệnh nên lưu ý một số điều quan trọng khi đại tiện ra máu tránh những vấn đề nghiêm trọng sau đó.
- Tuân Thủ Sự Chỉ Định Của Chuyên Gia Điều Trị: Trong quá trình điều trị đại tiện ra máu, đòi hỏi người bệnh phải đi đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám chữa và tuyệt đối tuân thủ sự chỉ định của chuyên gia điều trị. Có như vậy thì mới đảm bảo kết quả cao nhất.
- Nên Giảm Gia Tăng Áp Lực Cho Vùng Bụng: Nhằm hỗ trợ cho việc đi đại tiện được dễ dàng hơn thì bạn nên giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng, nên ngồi xổm khi đi vệ sinh, không nên ngồi một chỗ quá lâu, tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng,…
- Tránh Xa Những Thực Phẩm Cay Nóng: Những loại thực phẩm có tính cay nóng sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa và có thể làm cho bệnh càng trầm trọng hơn. Vì thế, đây cũng là yếu tố quan trọng trong một số lưu ý khi điều trị đại tiện ra máu. Người bệnh nên tránh xa các loại gia vị cay nóng, cà phê, thuốc lá, các chất kích thích,…
- Bổ Sung Nhiều Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Nhuận Tràng: Nên ăn nhiều thực phẩm có lợi cho việc nhuận tràng như: rau xanh, cà rốt, mướp đắng, các loại trái cây tươi, nước ép trái cây,… Việc nhuận tràng tốt sẽ giúp giảm áp lực mỗi khi đi đại tiện và hỗ trợ tốt cho việc điều trị chứng đại tiện ra máu.
- Tránh Quan Hệ Tình Dục: Quan hệ tình dục sẽ gây tác động không nhỏ đến động mạch, gây ùn tắc niêm mạc ruột khiến cho hiện tượng chảy máu nhiều hơn.
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ: Giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh được tốt hơn,… Đặc biệt là không nên nhịn đi đại tiện, đại tiện không đúng giờ,…
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau xanh, củ cải chín, mướp đắng, dưa chuột, cải bắp, táo tây, chuối tiêu, vừng đen, mộc nhĩ trắng… nước trái cây hay trái cây tươi như lê tươi, nước ngó sen, nước rau câu, đu đủ chín.
- Uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít/ngày). Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
- Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận, tránh lo âu, áp lực. Người hay lo lắng sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông.
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát và chuyên khoa (6 tháng/lần) để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Nguyên nhân gây ra đại tiện ra máu
Có rất nhiều vấn đề của cơ thể khiến một người đi ngoài ra máu. Dưới đây là những căn bệnh nguyên nhân của vấn đề:
- Bệnh trĩ: Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi đại tiện kèm máu, máu có thể lẫn trong phân hoặc thấm ở giấy vệ sinh, khi bệnh nặng hơn máu có thể chảy thành giọt hoặc thành tia mỗi khi đi đại tiện.
- Bệnh nứt kẽ hậu môn và trực tràng: Biểu hiện của căn bệnh này là chảy máu khi đi vệ sinh, máu có màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc thấm ở giấy vệ sinh. Trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh nứt kẽ sau khi đi đại tiện sẽ thấy đau hậu môn.
Viêm kết tràng do loét, bệnh lý: Bệnh nhân mắc bệnh viêm kết tràng,
kiết lị cũng có hiện tượng đi đại tiện ra máu. Trong phân sẽ lẫn theo dịch nhầy hoặc mủ kèm theo các chứng đau bụng dưới, đại tiện nhiều lần, sốt. - Viêm túi thừa: Túi thừa thường xuất hiện ở những người lười ăn rau củ, ăn ít chất xơ. Túi thừa dễ chảy máu và khiến phân của người bệnh có lẫn máu. Thông thường, nó có thể tự ngưng chảy máu sau một thời gian. Nhưng ở nhiều người, tình trạng này kéo dài liên tục, chỉ kết thúc khi được phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.
- Bệnh polyp trực tràng và polyp đại tràng: Khi đi đại tiện có hiện tượng máu chảy thành giọt hoặc kéo dài thành đợt chính là biểu hiện của bệnh polyp trực tràng, polyp đại tràng.
- Do các căn bệnh về đường tiêu hóa: Người mắc các căn bệnh về đường tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi đại tiện ra máu. Người mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa, máu thường có màu đen và đỏ thẫm bởi đoạn bị chảy máu là ở trên đường tiêu hóa. Còn máu xuất hiện màu đỏ là máu bên dưới đường tiêu hóa.
- Ung thư trực tràng: ung thư trực tràng là bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, triệu chứng thường thấy nhất của bệnh là hiện tượng đi ngoài ra máu tươi trong khoảng một thời gian dài. Máu có thể chảy thành giọt hoặc thành tia.
Đại tiện ra máu kéo dài thường là do các bệnh hậu môn trực tràng gây ra, trong đó bao gồm cả các bệnh nguy hiểm như ung thư trực tràng, xuất huyết đường tiêu hóa… nếu không được xử lý kịp thời, bệnh không chỉ làm gián đoạn đến sinh hoạt và cuộc sống mà còn có thể diễn biến xấu đi, khiến người bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Tác hại của đại tiện ra máu
Nhiều người khi mắc chứng đại tiện ra máu với tâm lý chủ quan thường không đi khám và chữa luôn khiến bệnh nặng, máu ra ồ ạt gây mất máu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
- Gây thiếu máu: Thiếu máu là biến chứng đầu tiên mà chứng đại tiện ra máu lượng máu mất đi trong khoảng thời gian dài bị mắc chứng đại tiện ra máu khiến bệnh nhân bị mất máu. Khi cơ thể mất máu sẽ dẫn đến những hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt. hồi hộp, chân tay lạnh, tim đập nhanh, cơ thể xanh xao,… Thiếu máu ở thể nặng có thể khiến bệnh nhân bị tụt huyết áp, mạch đập nhanh, ngất dẫn đến rối loạn ý thức.
- Gây ngứa và viêm hậu môn: Các dịch nhầy gây khiến cho hậu môn bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn và các loại nấm khí sinh phát triển từ đó khiến cho hậu môn ngứa ngáy.
- Gây nên bệnh ung thư hậu môn, trực tràng ác tính: Các căn bệnh hậu môn và ung thư trực tràng hầu hết đều chảy máu tươi khi đi đại tiện. Nếu người bệnh không kịp thời điều trị sẽ kích thích các tế bào bệnh ung thư phát triển gây nên ung thư trực tràng trực tiếp đe dọa sức khỏe người bệnh.
Các trường hợp đại tiện ra máu do nguyên nhân bệnh lý nếu không điều trị dứt điểm bệnh có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, ung thư, thậm chí tử vong.
Hãy Là Người Trả Lời Câu Hỏi Đầu Tiên